Bánh bèo phải mỏng, phải có xoáy. Bánh nậm phải lép và khi cuốn lại không gãy hoặc không nát ra. Bánh bột lọc phải trong, nhụy tôm thịt bên trong phải bắt mắt và khi ăn phải vừa béo lại vừa thơm. Ba thứ bánh Huế trong combo nầy lại dùng nước chấm khác nhau, làm sao có thể đi cùng với nhau trong combo bèo nậm lọc được. Bánh bèo dùng nước chấm ngọt, bánh nậm không cần dùng nuớc chấm nhưng bánh bột lọc thi phải dùng nứơc chấm mặn mới ngon. Rắc rối là thế.
BÁNH BÈO HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
Bánh bèo Huế- Trung tâm Ẩm thực Huế tại Buôn Ma Thuột
Bánh bèo phải mỏng, phải có xoáy. Bánh nậm phải lép và khi cuốn lại không gãy hoặc không nát ra. Bánh bột lọc phải trong, nhụy tôm thịt bên trong phải bắt mắt và khi ăn phải vừa béo lại vừa thơm. Ba thứ bánh Huế trong combo nầy lại dùng nước chấm khác nhau, làm sao có thể đi cùng với nhau trong combo bèo nậm lọc được. Bánh bèo dùng nước chấm ngọt, bánh nậm không cần dùng nuớc chấm nhưng bánh bột lọc thi phải dùng nứơc chấm mặn mới ngon. Rắc rối là thế.
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA BÚN BÒ HUẾ - MÓN NGON ĐẤT CỐ ĐÔ XƯA!
Phổ biến và nổi tiếng như thế, vậy mà ít ai, ngay cả người Huế, biết rõ món ăn này xuất hiện từ bao giờ. Và cái tên gọi bún bò Huế được cho là truyền thống này cũng phải nên được xem xét lại. Bởi vì thịt bò không phải là loại thực phẩm truyền thống của người Việt. Yến tiệc trong cung thời Nguyễn, điển hình là trong thực đơn đãi sứ của triều đình, không thấy hiện diện các món thịt bò. Các món cỗ cổ truyền trong Trung ngoài Bắc xưa cũng không có món nào dùng thịt bò. Mãi cho đến khi người phương Tây xâm nhập ngày càng đông thì các món thịt bò của họ mới dần dần được người Việt ưa chuộng. Điều này khiến người ta suy nghĩ lại về thời điểm các món bún, phở bò xuất hiện ở Việt Nam.
Và nên chăng món bún bò giò heo Huế nếu đã có lịch sử lâu dài thì lúc khởi thủy phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm vào về sau này mà thôi? Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong những món ngon đặc sắc của Huế. Tiếc rằng giờ đây khó có thể tìm ra được một tô bún còn mang đúng vị chuẩn xác. Một số chủ quán giải thích rằng phải biến đổi như thế cho hợp khẩu vị khách phương xa. Vì không hẳn ai cũng thấy thích thú với mùi vị ruốc quá nồng, hay cách gia giảm quá đậm đà của người Huế, ngoài ra bún bò Huế lại được cho thêm cả chả cua, giò tai….như yêu cầu ngày càng nâng cao của thực khách.
Truyền nhân của bún Mụ Rớt nổi tiếng ở Gia Hội xưa bây giờ đang mở quán bún bò Huế ở Orange County thuộc bang California, Hoa Kỳ. Tiệm vẫn nấu đúng lối truyền thống với mùi vị cay nồng của sả, ớt, ruốc Huế, và rất được khách Việt, Mỹ ưa chuộng. Trước tiên người ta hòa ruốc xác (ruốc cái) vào nước cho đủ vị mặn. Đun sôi khoảng một hai giờ để lấy chất ngọt từ xác ruốc và để ruốc đỡ nặng mùi. Chờ cho xác ruốc lắng rồi chắt lấy nước trong. Xương bò, heo chần nước sôi cho sạch, bỏ vào nấu với nước ruốc. Không đậy vung để có nước trong. Nếu muốn nước dùng trong nữa thì xương phải để nguyên không chặt khúc. Nấu như thế này cần rất nhiều thì giờ để có thể lấy được hết chất ngọt của xương. Ngoài ra, còn có thể thả vào nồi vài củ cải để nước thêm trong, nếu cần. Một vài khúc mía đã róc vỏ được bỏ vào nồi nước dùng vừa để hút mùi hôi của xương, vừa để thêm vị ngọt.
Thịt bò bắp bỏ vào nấu cho đến khi mềm, vớt ra để nguội rồi thái lát. Người Huế gọi loại thịt này là thịt bò “nồi”, để cho khác với loại thịt bò nhúng tái vốn không phải của bún bò Huế, mới xuất hiện sau này. Riêng giò heo vì còn da và mỡ, nên sẽ nấu riêng cho đến khi chất đục, tanh của mỡ và da ra hết mới cho vào nồi. Ớt rim và đồ màu nên cho vào nước từ sớm, nhưng nếu nấu ở nhà thì một bó sả bằng nắm tay con nít được bỏ vào nồi khoảng nửa giờ trước khi ăn, để sả vẫn còn hương nhưng đã hết vị hắc. Rau răm, hành lá, hành tây và bắp chuối thái mỏng là phụ gia chính của bún bò Huế hồi trước. Về sau này, người ta còn cho thêm huyết luộc, gân bò, chả cua vào bún, và những phụ gia này dần dần trở nên phổ biến. Thuở trước, bún bò giò heo Huế thường được ăn vào buổi sáng sớm. Khách sành điệu hay chuộng các quán bình dân chỉ bán riêng món này, bán hết nồi nước dùng là thôi.
Ngon nhất vẫn là từ các gánh bún rong rải rác khắp nơi, bán đến tám giờ sáng đã ngưng. Bây giờ vì nhu cầu của hoạt động du lịch nên có thêm nhiều quán bún bò Huế bán suốt ngày đêm. Cũng tốt thôi, vì điều này giúp làm cho hương vị đặc trưng của Huế thêm cơ hội để trở nên quen thuộc hơn với khách phương xa. Chỉ mong người bán luôn giữ được hương vị đậm đà, cay nồng của Huế trong món ăn đặc sắc này. Và đó cũng là giữ bản sắc của chính mình vậy.
Đến Huế để được ăn một tô bún bò đúng chuẩn thì con gì thú vị bằng, nhưng nếu không có điều kiện ấy thì bạn vẫn hoàn toàn có cơ hội được thưởng thức một tô bún bò Huế tuyệt ngon tại:
Đại lý cung cấp sỉ & lẻ Mật ong viên nghệ đen, nghệ vàng hỗ trợ chữa trị viêm dạ dày
Nghệ đen còn gọi là nga truật, ngải tím, tam nại ... mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, ven suối và nương rẫy đất xốp có độ ẩm. Nghệ đen là vị thuốc được y học phương Đông dùng lâu đời. Theo tài liệu cổ nghệ đen có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu ích, hóa thực. Nó có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chữa đau bụng, trị ho và kinh nguyệt không đều.
Công dụng:
Trong nga truật có từ 1-1,5% tinh dầu; 3,5% chất nhầy, chất nhựa. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu gồm: 48% cesquiterpen ancol, 35% Zingibezen, 9,6% Cinecol, các alpha pipen, D-camphen, D-campho, D-bornecol.
Mật ong nghệ đen viên Ban Mê Thuột được bào chế theo công thức gia truyền gồm mật ong trộn với tinh bột nghệ đen, nước gừng tươi, bột phấn hoa và tinh bột quế nhằm tăng tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Thực tế cho thấy, các bệnh nhân có chẩn đoán đau, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh lý đại tràng mãn thể táo, rối loạn tiêu hóa, nhất là rối loạn tiêu hóa sau khi dùng bia- rượu, dùng viên mật ong nghệ đen uống rất tốt.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-10 viên: sáng, trưa, tối trước mỗi bữa ăn.
Có bệnh nhân đã dùng bột nga truật – mật ong uống kèm 1-2 viên Tetracyclin 500mg để điều trị việm loát dạ dày thành tá tràng, sau đó chụp X.quang dạ dày, tá tràng không thấy có ổ đọng thuốc
Khác
Quy cách đóng gói: Mật ong nghệ đen được đóng trong lọ thủy tinh trong suốt 120g và 250g, sau đó đóng vào thùng catton 24 lọ/thùng.
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI SẢN PHẨM:
- Loại lọ thủy tinh NGHỆ ĐEN viên mật ong (230 gr)
-Loại lọ thủy tinh NGHỆ VÀNG viên mật ong (230 gr)
-Loại NGHỆ ĐEN viên mật ong hút chân không (200 gr)
-Loại NGHỆ VÀNG viên mật ong hút chân không (200 gr)
Số 3/1A GIẢI PHÓNG - Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Điện thoại: 0262.3601954 - Beeline: 099.562.7.562 gặp Anh Công Luận
Nick yahoo: luandaktra
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. , hoặc Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Website: www.taynguyen24h.com.vn
Bài thuốc đông y
MỘT BẠN ĐỌC HỎI:
Xin hỏi hai thứ này có trị hết bệnh dạ dày không, có hết vi khuẩn HP không? Tôi muốn có con thì con tôi có bị nhiễm vi khuẩn HP hay bị bệnh dạ dày như tôi không?
Trả lời:
Theo y học cổ truyền, nghệ đen còn gọi là nga truật (Curcuma zedoaria, họ Zingiberaceae) hay ngải xanh, ngải tím, nghệ tím. Thân rễ có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa nước chua, kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng kinh, ngày dùng 3-6 gam (tẩm giấm sao vàng) dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Kinh nghiệm dân gian còn dùng nghệ đen tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét dạ dày cũng hiệu quả như dùng nghệ vàng.
Trong mật ong có tới 75% là đường fructo và gluco, nhiều khoáng chất như sắt, phốtpho, lưu huỳnh, manhê, canxi, đồng, kẽm... và vitamin nhóm B với hàm lượng rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một số loại mật ong không chỉ rất ngon mà còn có tính kháng khuẩn tốt, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh, đặc biệt trong việc chữa lành nhanh các vết loét do nhiễm trùng và những vết thương nông trên da. Mật ong còn làm giảm độ acid của dịch vị nên những bài thuốc đông y chữa bệnh đau dạ dày thường có mật ong.
Bạn có thể uống mật ong chữa viêm loét dạ dày với liều ba muỗng cà phê một lần, ngày ba lần, uống trước bữa ăn. Điều quan trọng là bạn hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm sớm, không nên để bệnh tái phát làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn.
Sau khi đã uống hết thuốc nên đi khám lại để chắc chắn đã khỏi bệnh. Con bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả, đừng lo, nhưng bản thân bạn cần có một sức khỏe tốt trước khi mang thai. Chúc bạn thành công.
Theo DS LÊ KIM PHỤNG (Tuoitre online)
Tư vấn sức khỏe: Nghệ đen không thể thế nghệ vàng
Hỏi: Tôi bị bệnh dạ dày đã lâu, chữa thuốc tây không hết hẳn, nay có người khuyên dùng nghệ đen kết hợp mật ong rất tốt cho dạ dày. Nhưng tôi đi siêu thị lại thấy bày bán các hũ nghệ vàng chữa dạ dày. Như vậy giữa nghệ đen và nghệ vàng, loại nào chữa dạ dày tốt hơn? Tấn Hưng (TP.HCM)
- Trả lời:
Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.
Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.
Nghệ đen thường được dùng để chữa:
- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.
- Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.
- Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.
- Chữa các vết thâm tím trên da.
Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.
Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.
DS LÊ KIM PHỤNG (ĐH Y dược TP.HCM)
Công dụng
Phấn hoa có thể dùng thay trà hàng ngày, làm thức ăn kiêng cho những người có bệnh về tim mạch, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, bệnh Pakingson (bệnh run chân, tay), thiếu máu, dùng cho phụ nữ ăn kiêng chống mập ... Phấn hoa giúp cơ thể hấp thu thức ăn, ăn ngon miệng, mát gan, bổ thận. Phấn hoa dùng rất tốt cho trẻ biếng ăn, trẻ bị bệnh đường ruột, thiếu máu ...
Cách dùng
Pha 03 muỗng càphê phấn hoa vào 200ml nước ấm/01 muỗng mật ong. Trẻ em uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn, người lớ uống 03 lần/ngày. Dùng liên tục trừ 3-6 tháng sẽ có tác dụng rõ rệt.
Quy cách đóng gói: Phấn hoa được đóng trong lọ thủy tinh trong suốt 120g và 250g, sau đó đóng vào thùng catton 24 lọ/thùng.
Bán chuối hột rừng Tây Nguyên ngâm rượu - ĐẶC SẢN BUÔN MA THUỘT
Chuối chín được bóc vỏ để nguyên quả, sao khô rất thơm, dậy mùi dùng để ngâm rượu (rượu nếp quê là tốt nhất). Rượu chuối hột ngâm khoảng 1 tháng rất thơm, uống ngọt và đằm.
Sản phẩm chuối hột cắt lát phơi khô:
Chuối hột ngon và có tác dụng chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Chuối hột khô cắt lát vừa có thể ngâm rượu vừa dùng để sắc uống có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Công dụng của chuối hột rừng:
Chuối hột rừng khô thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận, bệnh dạ dày bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Uống nước chuối hột rừng kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, chữa đau lưng, mệt mỏi, trị tiểu đường, trị kém ăn, kém ngủ… Ngoài ra chuối hột rừng còn được dùng trong rất nhiều các vị thuốc khác có công dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.
Chuối hột chữa sỏi thận Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.
Giá bán:
- Chuối hột chín bóc vỏ sấy khô: 125.000đ/gói/kg
- Hạt chuối hột sấy khô: 170.000đồng/gói/kg
(Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm cước vận chuyển, Quý khách vui lòng gửi thêm 100.000 tiền cước vận chuyển/gói cùng với số tiền hàng vào một trong 02 số tài khoản dưới đây cho chúng tôi rồi cung cấp địa chỉ nhận hàng để chúng tôi gửi hàng đến tận nhà)
Mọi chi tiết xin liên hệ điện thoại: Gfone: 0500.360.1954, Beeline: 099.562.7.562 gặp Anh Công Luận
ĐỊA CHỈ: 3/1A GIẢI PHÓNG - BUÔN MA THUỘT - ĐẮK LẮK
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc qua nick yahoo: luandaktra
Website: www.taynguyen24h.com.vn - www.taynguyen24h.com - www.thuocamakong.com - www.muagicungco.com.vn
Rượu chuối hột ngâm có tác dụng gì cho sức khỏe ?
Chữa sỏi thận: Chọn chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được; uống hằng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.
Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc đã cải tiến làm cách sau cũng thu được hết quả tốt, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống sẽ giảm sốt và không nói mê.
Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.
Theo SK&ĐS
Mọi chi tiết xin liên hệ điện thoại: Gfone: 0500.360.1954, Beeline: 099.562.7.562 gặp Anh Công LuậnEmail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc qua nick yahoo: luandaktra
Website: www.taynguyen24h.com.vn và www.taynguyen24h.com
Các bài viết khác...
Trang 1 trong tổng số 2