Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Tin tức 24h Đắk Lắk 24h

Bánh Bột lọc Huế tại Buôn Ma Thuột

HƯỚNG DẪN HẤP VÀ BẢO QUẢN BÁNH LỌC, BÁNH NẬM XỨ HUẾ

Email In PDF.
TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng, Phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại - Zalo: 0943099595
Ship bánh tận nhà
Do bánh ăn ngon nhất khi đang còn nóng nên chưa hấp sẵn, Quý khách cần gọi đặt trước 30 phút để có được đĩa bánh nóng hổi, thơm ngon nhé. Hấp xong là giao liền.
???? HẤP BÁNH RẤT ĐƠN GIẢN BẰNG NỒI ĐIỆN / NỒI CƠM ĐIỆN / BẾP GA MINI / BẾP ĐIỆN TỪ, BẾP CỦI...
Hấp là phương pháp không dùng đến dầu mỡ
Giữ được phần lớn giá trị dinh dưỡng trong thức ăn do được hấp chín bằng hơi, không tiếp xúc trực tiếp với nước.
Giữ nguyên hương vị và màu sắc của món ăn, giúp món ăn vừa nóng hổi, mềm mại, thơm ngon một cách hoàn hảo nhất.
Tiết kiệm thời gian chế biến món ăn. Các mẹ có thể làm được nhiều việc khác trong vòng 15-30 phút, đặt chuông báo thức reo thì bánh đã được hấp chín.
Hấp bánh bằng bếp ga / bếp điện từ / nồi cơm điện / nồi hấp điện / hoặc đơn giản chỉ là 1 nồi hấp cách thủy đặt trên bếp ga gia đình, ai cũng có thể tự hấp một mẻ bánh nậm, bánh lọc chỉ khoảng 15-30 phút để thưởng thức bánh nóng ấm như ăn tại quán.
– Bánh Lọc, bánh Nậm ăn ngon nhất khi bánh còn nóng ấm. Bánh cần hấp cách thủy từ 15-30 phút tùy vào độ lớn của nồi hấp và kiểu bếp.
 - Khi lấy bánh trong tủ đông ra, bạn có thể cho vào nồi hấp cách thủy luôn mà không cần phải đợi rã đông. 
Cách hấp của bánh Nậm (bột gạo) nhân tôm tươi, thịt heo xay nhuyễn tương tự với bánh bột Lọc.  Khi hấp cả 2 loại bánh cùng với nhau thì bánh Nậm thường chín sau bánh bột Lọc. Nếu hấp cùng lúc 2 loại bánh, bạn nên để bánh bột lọc bên dưới giá hấp và bánh nậm bên trên để luồng hơi nóng dễ dàng tỏa ra khắp nồi hấp. (Nếu bạn để bánh nậm bên dưới thì do tiết diện của bánh nậm lớn sẽ không tạo sự thông thoáng cho hơi nóng tỏa ra khắp nồi được).
 
 
???? CÁCH NHẬN BIẾT BÁNH CHÍN VÀ CHƯA CHÍN
Với bánh Bột Lọc (Tinh bột sắn): khi bánh chín tới, bột bánh đạt độ trong có thể nhìn thấy rõ nhân tôm, thịt heo, bột mềm – dẻo – dai.
Với bánh Nậm (bột gạo): bột bánh trắng đục (bột chưa chín có màu trắng sữa), bột mềm dẻo, bột bánh kết dính với nhân tôm thịt.
Khi tới độ chín, nồi bánh sẽ tỏa ra một mùi thơm rất quyến rũ. 
– Đặc biệt, với những thực khách thích ăn bánh bột lọc rán giòn thì nên hấp bánh vừa chín tới để bột bánh được dai ngon, sau đó để nguội bánh và rán qua dầu nóng thì sẽ cho ra món {bánh lọc rán} ngon giòn rất được ưu chuộng tại Huế.
???? CÁCH BẢO QUẢN BÁNH BỘT LỌC, BÁNH NẬM
• Cấp đông là phương pháp giữ tươi ngon bánh an toàn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của bánh. Cấp đông càng lạnh sâu thì bánh càng giữ được hương vị tươi ngon. Bánh cấp đông bảo quản đến được 3 tháng.

Với bánh Bột Lọc (Tinh bột sắn) nhân tôm và thịt heo rim: cấp đông và sử dụng trong vòng 2 tháng là tốt nhất.

Với bánh Nậm (bột gạo) nhân tôm tươi, thịt heo xay nhuyễn: cấp đông và sử dụng trong vòng 1 tháng là tốt nhất.
 
 TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng, Phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại - Zalo: 0943099595
Ship bánh tận nhà 
Do bánh ăn ngon nhất khi đang còn nóng nên chưa hấp sẵn, Quý khách cần gọi đặt trước 30 phút để có được đĩa bánh nóng hổi, thơm ngon nhé. Hấp xong là giao liền.
Quý khách có thể quét mã  QR-CODE để xem được hướng dẫn này
 
—————-

Sự khác biệt giữa bánh bột lọc Huế với bánh bột lọc ở những nơi khác

Email In PDF.
Món bánh bột lọc bây giờ phổ biến ở nhiều nơi nhưng có lẽ nếu quý khách thưởng thức bánh bột lọc xứ Huế, dù chỉ một lần thôi cũng chắc chắn sẽ không bao giờ quên được. Hương vị đậm đà của món ăn bình dân này khiến cho nhiều người vương vấn và nhớ mãi.
 
Với hương vị tuyệt vời, đậm chất Huế, bánh bột lọc xứ Huế đã tạo được “chỗ đứng riêng” trong lòng thực khách. Nếu bánh bột lọc ở Hà Nội có phần nhân bên trong gồm tôm, thịt lợn và nấm hương, mộc nhĩ thì bánh bột lọc ở Huế có phần nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ bên trong. Vỏ bánh cũng được làm từ bột năng thêm chút muối nên khá dai và đậm đà. Ngoài ra, bánh bột lọc Hà Nội còn được dùng kèm nước mắm tỏi pha chua ngọt và rau sống. Trong khi đó, bánh bột lọc xứ Huế thường ăn không với nước chấm pha riêng.
 
Bên cạnh bánh bột lọc Hà Nội, bánh bột lọc Sài Gòn cũng là một biến thể khác của bánh bột lọc Huế. Cách chế biến món bánh bột lọc ở đây có chút biến tấu, đó là bánh bột lọc thường chỉ có nhân tôm chứ không thêm thịt. Nước chấm bánh cũng được chế biến khá giống với miền Bắc nhưng có phần ngọt và cay hơn. Ở Sài Gòn, du khách có thể dễ dàng tìm thấy cả hai loại bánh bột lọc: bánh bột lọc trần và bánh bột lọc gói lá chuối. Ở Sài Gòn, bánh bột lọc thường là món ăn nhấm nháp lấy vị để ăn tiếp món khác.
 
Trên đây là những phân tích sơ bộ để quý khách nắm rõ hơn về món đặc sản này ở Huế. Nếu có cơ hội tới mảnh đất cố đô, quý khách nhất định phải thử món bánh bột lọc để xem mùi vị của chúng có gì khác với bánh bột lọc ở Sài Gòn và Hà Nội. 
 
  
Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:
TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ.
 
 

ĐẶC SẢN HUẾ - BÁNH BỘT LỌC HUẾ

Email In PDF.
 
Đi du lịch ở bất cứ vùng miền nào, khi khám phá ẩm thực, mỗi người đều có cảm nhận riêng của mình. Đến với Huế cũng thế, du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm những điều thú vị về ẩm thực nơi đây. Huế có rất nhiều món ngon như cơm hến, bánh xèo, bún bò… Và một trong số những món ngon mà du khách không nên bỏ lỡ chính là bánh bột lọc.  Đây là món bánh đặc sản Huế, vừa ngon vừa rẻ và rất được du khách ưa thích. Trong bài viết hôm nay về xứ Huế, mời Quý khách tìm hiểu về món bánh này nhé!
 
Bánh bột lọc xứ Huế này không chỉ nổi tiếng ở Huế mà còn được biết đến trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội…
Bánh bột lọc xứ Huế còn được giới thiệu qua một số trang của thế giới như CNNGO (Từng giới thiệu bánh bột lọc Huế là một trong 30 món bánh ngon nhất trên thế giới). Theo trang này, bánh bột lọc được mô tả là một trong những loại bánh“chinh phục” được người sành ăn khó tính nhất trên thế giới.
Bánh bột lọc có vị mát thanh thanh của bột lọc, thơm ngọt của tôm, thịt. Chính vì thế mà nhiều người yêu Huế rất thích thưởng thức “cho bằng được” món đặc sản dân dã này.
 Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:
TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ.

Mặn mà bánh bột lọc nhân tôm xứ Huế

Email In PDF.
Trong hàng trăm loại bánh đặc sản của Huế, bánh bột lọc nhân tôm được biết đến như một thức quà giản dị, dễ ăn, ít gây cảm giác ngấy.
Bánh bột lọc vốn là món ăn phổ biến trên khắp đất nước, đặc biệt là ở vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, ở Huế, bánh bột lọc nhân tôm được người dân bản xứ chế biến và gói ghém theo một cách khá riêng biệt, tạo nên vẻ độc đáo và hấp dẫn của món ăn dung dị này.
 
Công thức để làm bánh bột lọc nhân tôm cũng thật đơn giản. Nguyên liệu đầu tiên để làm bột bánh bao gồm bột năng, muối và dầu ăn. Cho bột năng vào nồi, chế thêm nước theo tỷ lệ 1:1, rắc thêm khoảng nửa thìa muối và một thìa dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho thật đều và bắc lên bếp, đến khi cảm thấy nồi bột bắt đầu đặc lại thì nhanh tay nhấc xuống, tiếp tục quấy đều để bột mịn và nguội hơn.
 
Công đoạn lựa và chế biến tôm cũng là một bước quan trọng quyết định đến chất lượng của nồi bánh. Nhân tôm nên được chọn từ tôm đất tươi, rửa sạch, có thể để nguyên vỏ nhằm giúp bánh có màu hồng đẹp mắt của nhân tôm khi hấp chín. Một số gia đình còn cho thêm vào phần nhân vài lạng thịt lợn ba chỉ xắt hạt lựu, giúp món bánh khi ăn thêm phần đậm đà.
 
Chảo chiên được bắc lên bếp, cho hai muỗng dầu ăn và phi thơm cùng một củ hành xắt nhuyễn. Tôm sau khi được ướp mắm, tiêu cho thấm đượm thì trút vào chảo và bắt đầu đảo đều, vặn lửa nhỏ để giữ cho phần nhân tôm không quá chín mà vẫn tươi giòn. Xào đến khi nhân tôm đặc lại rồi tắt bếp. Vớt tôm để ra một chén riêng, phần nước nhân còn trong chảo có thể giữ lại dùng làm chén nước chấm bánh.
 
Để đảm bảo được độ thẩm mỹ cho nồi bánh bột lọc, lá gói được sử dụng là lá chuối xanh, bề ngang chừng 30cm, có thể rửa sạch rồi hơ qua lửa hoặc trụng sơ nước sôi để lớp lá dai mềm, dễ gói hơn. Trải một lớp lá chuối lên mặt phẳng và một lớp khác để ngang phía trên. Thoa dầu ăn lên lá để bóc bánh được dễ dàng hơn. Múc một muỗng bột lên mặt lá, trải ra thành hình chữ nhật. Đặt nhân tôm nằm giữa phần bánh theo chiều dọc rồi gói bánh lại, bẻ góc xếp hai đầu lá trên dưới. Dùng ống hoặc chày cán đè lên bánh cho bột dàn mỏng đều ra. Cuối cùng, xếp bánh lên xửng và hấp từ 15 đến 20 phút.

Một mẻ bánh bột lọc đạt yêu cầu là khi bóc ra, lát bánh có độ trong vừa phải, không đọng bột. Cắn thử một miếng bánh, cảm nhận được độ dai dai, sừn sựt của bột lọc kết hợp cùng vị mặn mòi của nhân tôm. Bánh ngon hơn khi được dùng với nước mắm ngon pha nước nhân tôm, hòa thêm chút chanh đường, ớt, sa tế.
 
Bánh bột lọc nhân tôm ngày nay không chỉ là đặc sản được nhiều khách du lịch ưa chuộng thưởng thức, mà còn là món quà quê không thể thiếu đối với những người con xứ Huế xa nhà lâu ngày.
 

Trang 1 trong tổng số 3

Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.