Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Tin tức 24h Tin quảng cáo

Tin quảng cáo

Gà Đông Tảo giá hàng chục triệu vẫn đắt khách

Email In PDF.


Mặc dù thời gian gần đây báo chí đưa tin về những thương vụ bán gà Đông Tảo ở Hưng Yên có giá hàng chục triệu đồng nhưng tình hình mua bán vẫn diễn ra rất sôi nổi bất chấp việc giá gà Đông Tảo hàng chục triệu đồng nhưng vẫn luôn đắt khách. Vậy họ là ai?, Họ làm gì? và mua về để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Đại gia mua gà Đông Tảo  – họ là ai?
Hàng năm có hàng ngàn lượt người về tận xã Đông Tảo để tìm hiểu cũng như chọn mua cho được cặp gà Đông Tảo. Thường là những đại gia làm ở lĩnh vực bất động sản, có người là chủ các khu sinh thái, tiến sĩ luật học… sẵn sàng chi tiền triệu để có được gà quý Đông Tảo. Những đại gia nhiều tiền thì họ sẽ không ra chợ đầu mối để tìm mua gà mà sẽ tìm về tận nhà người dân có gà để xem và hỏi mua gà Đông Tảo thuần chủng để tránh gặp phải “cò gà” hoặc bị lừa.
Cho đến thời điểm này giá gà Đông Tảo thuần chủng có giá từ 5 đến 8 triệu đồng đối với nhưng con từ 1 tuổi đến 2 năm tuổi. Kỷ lục năm này là đôi gà có giá gần 40 triệu đồng trong đó gà Đông Tảo trống có giá 28 triệu đồng và con mái có giá 9 triệu đồng.  Một người chăn nuôi gà ở đây khẳng định: “Chỉ có người nhiều tiền, tầm cỡ đại gia mới dám chơi và ăn loại gà quý hiếm này chứ người nghèo, chỉ ngắm thôi đã là một niềm vinh dự lớn rồi”. Và những người nuôi gà cũng chỉ dám nuôi để bán cho đại gia chứ cũng không dám ăn thịt vì chúng thực sự là một gia tài quý.
Theo như những người dân ở đây thì khách của anh có người làm ở lĩnh vực bất động sản từ trong Nam lặn lội ra đây mua, có người kinh doanh nhà hàng tại các khu sinh thái, có người lại là Tiến sĩ Luật Học ở Hà Nội, có đại gia từ Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thái Bình cũng tới đây mua hàng. Thậm chí có nhiều người nước ngoài như Nhật, Anh, Pháp,…cũng từng tới thăm và ngỏ ý muốn mua giống gà này.
2. Mua gà Đông Tảo chỉ để ngắm
Theo một người dân ở đây thì có những đại gia chỉ vì thú thích chơi gà nên sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua  gà về ngắm.
Ông Đào Đức Thi (80 tuổi), chủ một trang trại rộng 2 ha chuyên nuôi gà Đông Tảo và trồng bưởi Diễn ở xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Đông (xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, có một đại gia tên Khánh ở Hà Nội thường xuyên mua gà của gia đình ông trong suốt 3 năm nay. “Ông ta nói rằng mua gà về để chơi thôi, chứ không thịt ngay”
3. Đại gia mua gà Đông Tảo để làm gì?
Nhiều đại gia từ tận miền Nam đi xe ô tô ra để tìm mua bằng được 1 đôi gà Đông Tảo thuần chủng chỉ để đi “khoe” tại các triển lãm.
“Con gà có 4 triệu thôi mà thấy bảo vào triển lãm họ trả 22 triệu đồng ông ta không bán. Sau rồi nó trúng gió chết”, chủ trang trại gà Đông Tảo cho biết. Một người dân ở đây khoe: “Đây tôi cho các bạn xem, họ vừa đặt lô hàng này, nhờ tôi đi kiếm gà hộ. Những người này họ mê thú chơi gà lắm. Thường thì họ chơi 1 con trống hoặc 2 mái, 1 trống. Những nhà nào có vườn rộng thì họ chơi khoảng 5 – 6 mái, 1 trống”.
Ngoài những đại gia mua gà Đông Tảo hàng chục triệu chỉ để ngắm thì còn lại đa phần người mua về làm quà biếu, tặng các sếp.
Theo như một người ở xã Đông Tảo cho biết “Người ta ngắm chán thì thịt ăn. Ở đây có nhà anh Thắng ở xóm Đoàn Kết đúng là đổi đời nhờ giống gà này. Anh Thắng thường xuyên đổ gà cho miền Nam. Mỗi chuyến hàng lên tới vài tạ gà, thu nhập bình quân vài chục triệu/tháng. Nhưng không phải lúc nào họ cũng kiếm được thế”.

 

 

 
 

4. Chế biến gà Đông Tảo thành những món gì?
Thường thì ở đây chỉ những nhà giàu mới ăn thịt gà Đông Tảo chứ còn lại cũng cố để dành bán lại với giá cao. Qua tìm hiểu, được biết, một con gà Đông Tảo nặng từ 5 kg trở lên có thể chế biến được từ bảy đến chục món ngon.
Đầu bếp để chế biến những món gà Đông Tảo cũng được những đại gia thuê từ những nhà hàng, khách sạn cao cấp về luộc, nấu đông, xáo măng, quay chảo, xào sả ớt hoặc nướng...
Còn theo như ý một người dân nuôi gà thì riêng hai cái đùi, tôi nghĩ họ xào sả ớt, cổ cánh để luộc, xương làm giả cầy, 2 chân hầm thuốc bắc hoặc cũng có thể họ lọc riêng da ra xào sả ớt. Ở nông thôn, thường chỉ biết luộc gà, ăn kèm với lá chanh thôi là cũng đủ ngon rồi. Mà chính chúng tôi là những người chăn nuôi cũng hiếm khi dám thịt loại gà này mà ăn lắm. Thường thì chỉ có dịp tết hoặc 1 vài dịp đặc biệt khác, chúng tôi thịt gà Đông Tảo lai để ăn, chứ gà thuần chủng thì….để dành bán kiếm chút tiền.
5. Lợi nhuận từ việc nuôi gà Đông Tảo
Thực tế thì việc gà Đông Tảo có giá nhưng lại không có nhiều gà để bán vì giống gà Đông Tảo rất khó nuôi và chăm sóc. Mỗi gia đình cũng chỉ có từ 2 đến 5 con gà thuần chủng. 10 con gà khi nở cũng chỉ có thể có được 1 hoặc 2 con nên giá gà Đông Tảo thuần chủng lên tới hàng chục triệu đồng cũng một phần là do hiếm.
Tương lai, chính quyền xã cũng như người dân sẽ có nhưng biện pháp để bảo tồn và phát triển rộng hơn để có thể phục vụ nhu cầu mua gà Đông Tảo cũng như để xuất khẩu. Vì giống gà quý này không những được mọi người trong nước mà cả bạn bè quốc tế cũng rất quan tâm và đây là một thị trường rất tiềm năng.

 

 

 

 

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Email In PDF.

Để việc nuôi gà Đông Tảo có hiệu quả cao thì việc áp dụng phương pháp chăn nuôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi sẽ giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí, đảm bảo gà phát triển nhanh và khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây chúng tôi xin trình bày các phương pháp để chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả:
1. Khâu làm chuồng trại
Có 2 phương pháp nuôi gà là nuôi theo hình thức công nghiệp và nuôi thả vườn. Tuy nhiên, tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà Đông Tảo là loại gà rất hoạt bác, chúng sẽ lớn nhất khi thả vườn (trọng lượng có thể đạt 8-9kg/con gà trống), hơn nữa nuôi thả vườn thì sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to hơn.
Đối với chuồng để gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.
Đối với việc nuôi gà theo hình thức công nghiệp thì bà con nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau.Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh dịch.
2. Khâu chọn giống gà Đông Tảo
Trong phương pháp nuôi gà Đông Tảo thì việc chọn gà con là khâu quan trọng nhất. Gà con phải được mua ở những nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô và khép kín.
Chúng ta phải chuẩn bị kỹ chuồng ở cho gà Đông Tảo, chuồng phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Chuồng nuôi gà con phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu). Khi gà con 01 ngày tuổi cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn lúc 1 – 2 ngày đầu cho sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn. Để có một lứa gà Đông Tảo con giống tốt bà con cần thực hiện đầy đủ các bước trên.
3. Khâu chăm sóc, kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
Thời kỳ đầu đối với gà Đông Tảo con:
Lông ít chịu lạnh rất kém nên nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà mà  bà con có kỹ thuật nuôi hợp lý. Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.
Máng ăn, máng uốn phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.
Khi gà đạt trọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà ăn rất khỏe, hoạt bát. Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban ngày thì không cần. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để giữ ấm cho gà.
Đối với gà con 2 tháng tuổi:
Khi lông tơ đã rụng hoàn toàn. Trọng lượng khoảng 500gam-600gam, ở tuổi này, gà nên được nuôi thả vườn hoặc nuôi ở diện tích rộng, vì loại gà này rất khó tính, nuôi ở diện tích nhỏ, chúng thường cắn đá nhau, gây thương tích hoặc chảy máu nhiều. Gà ở tuổi này không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc trời lạnh để giữ ấm cho gà.
Đối với gà con khi 3 tháng tuổi:
Vào giai đoạn này gà Đông Tảo con phát triển thể trọng rất nhanh, gà ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ âu. Gà đang bắt đầu trổ lông mã và bặp bẹ tập gáy. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt. Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.
 
 

 
 
Thức ăn cho gà:
Gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay…(thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn).
Chú ý: Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.
 

 

 

 http://hatthocvang.com/Images/SanPham/140420131925.jpg
 

 

Kỹ Thuật chăn Nuôi Gà Đông Tảo thuần chủng

Email In PDF.
ặc điểm nổi bật: chân to và thô. Gà mới nở có lông trắng đục. Gà mái trưởng thành có lông màu vàng nhạt, nâu nhạt. Gà trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh đuôi và cánh có màu lông đen ánh xanh. Mào kép, nụ, ‘hoa hồng’, ‘bèo dâu’. Thân hình to, ngực sâu, lườn rộng dài,xương to. Dáng đi chậm chạp, nặng nề. Khối lượng mới nở 38-40 gam. Mọc lông chậm. Lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 - 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Một trong những điểm đặc biệt của gà Đông Tảo thuần chủng là bộ lông. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản: mã mận (nói theo cách người Bắc), tức là màu tím pha đen; màu của trái mận (plum) tam hoa Bắc Hà, Bắc Giang đã chín hết cỡ. Loại gà mã linh, tức là màu đen bóng – óng ánh bề mặt. Mào gà Đông Tảo trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà Đông Tảo mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt; mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô; mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn (cắm vào nền) những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về màu sắc đỏ hay vàng của chân gà đông tảo. Cặp chân gà trống to hơn cả trái chuối; to nhất so với các giống gà trong và ngoài nước. Ngoài ra chân gà Đông Tảo còn có sự khác biệt: bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Còn nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/ năm.

Khối lượng trứng: 48-55 gam/quả. Thường được dùng để cúng tế - hội hè. Là vật nuôi cổ truyền.

Thức ăn: cho gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay…( thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn.

Chú ý:
Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.

Nhìn chung nuôi gà Đông Tảo cũng giống như nuôi gà thả vườn mà lợi nhuận kinh tế của nó thì rất cao.
 

 

Kỹ Thuật chăn Nuôi Gà Đông Tảo tại Tây Nguyên

Email In PDF.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 fifgitg

 

Phòng và chữa bệnh CRD cho giống Gà Đông Tảo

Email In PDF.
Trang trại Gà Đông Tảo thuần chủng TâyNguyên24h.com  giới thiệu một số đặc điểm, biện pháp phòng chống và chữa bệnh CRD cho giống Gà Đông Tảo nuôi tại Tây nguyên và các vùng phụ cận
Qua thời gian theo dõi và chăm sóc gà tại trang trại và các khách hàng, Trang trại Gà Đông Tảo Thuần chủng TâyNguyên24h.com  chúng tôi nhận thấy, giống Gà Đông Tảo khi nuôi tại khu vực phía Nam thường mắc phải bệnh hô hấp mãn tính (CRD) nếu không biết chăm sóc đúng cách. Trang trại chúng tôi đưa ra một số đặc điểm, biện pháp phòng chống và chữa bệnh CRD cho giống Gà Đông Tảo như sau:
 
BIỂU HIỆN MẮC BỆNH CRD Ở GIỐNG GÀ ĐÔNG TẢO
Bệnh CRD ở Gà Đông Tảo có biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều hoặc quá nóng. Bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi, đặc biệt Gà Đông Tảo 1-2 tháng tuổi, gà mái và gà trống sắp trưởng thành cũng dễ mắc bệnh, gà nuôi nhốt nhiều không vệ sinh sách sẽ cũng dễ mắc bệnh.
Nguyên nhân: Bệnh CRD do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gia cầm và gây bệnh, khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, môi trường xung quanh, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhầy. Hầu hết tất cả các chất sát trùng đều có khả năng diệt được vi khuẩn Mycoplasma. Những loại thuốc trùng có nhãn hiệu BIO như BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT có tác dụng tốt tiêu diệt vi khuẩn Mycoplasma và các virus, vi khuẩn, bào tử và nấm.
Khả năng lây bệnh: Bệnh CRD ở giống Gà Đông Tảo chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi, do người lạ tiếp xúc với trang trại có mang mầm bệnh hoặc do không khí có chứa mầm bệnh. Bệnh còn có thể lây qua trứng nếu đàn Gà Đông Tảo giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD. Bệnh rất dễ lây lan ra cả đàn ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao. Khi đàn gà mắc các bệnh khác, sức đề kháng suy giảm vì nhiều nguyên nhân khác nhau cũng khiến đàn gà mắc bệnh.
Biểu hiện mắc bệnh CRD: Khi giống Gà Đông Tảo mắc bệnh CRD sẽ có biểu hiện hay vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, ủ rũ, mắt chảy nước sùi bọt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè. Gà giảm ăn, chậm lớn, giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở thấp, gà con nở ra yếu và khó phát triển.
Gà Đông Tảo bị bệnh C-CRD: Hiện nay tại khu vực phía Nam, Gà Đông Tảo bị bệnh CRD ghép với khuẩn E.coli rất thường xảy ra, nếu gà bị CRD ghép với E.coli (C – CRD) thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%. Điều này gây nguy hiểm cho cả đàn gà. Khi mắc bệnh gà mái đẻ ra trứng thường bị méo mó và vỏ trứng có những vệt máu lấm tấm. Bệnh này sẽ cho kết quả điều trị kém nếu không chọn đúng thuốc đặc trị. Kiểm tra có thể thấy: Viêm xuất huyết ở đường hô hấp trên, túi khí dày và đục có khi màu vàng nhạt, viêm màng bao quanh gan, viêm màng ngoài tim, viêm phổi. Ở gà mái đẻ thấy viêm ống dẫn trứng.
 
BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH CRD Ở GIỐNG GÀ ĐÔNG TẢO
Cách phòng bệnh: Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gia cầm bị suy giảm sức đề kháng, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước như sau:
- Chuồng trại phải thông thoáng, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp thật tốt.
- Bổ sung thường xuyên đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải  nhằm nâng cao sức đề kháng.
- Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh: Cần lưu ý hiện nay có 3 nhóm kháng sinh có hiệu lực với Mycoplasma đó là nhóm Tetracycline, nhóm Macrolide và nhóm Quinolone. Người nuôi có thể tìm mua sử dụng các nhóm kháng sinh nhạy cảm trên để phòng bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi như: BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-TILMICOSIN. Thuốc BIO-TILMICOSIN rất công hiệu với bệnh CRD ở gia cầm. Liều lượng: 1 ml/12,5kg thể trọng hoặc 0,3ml/lít nước uống, liên tục trong 3 ngày.
- Nếu nghi ngờ bệnh CRD có kết hợp với E.coli, thì sử dụng thuốc đặc trị BIO-TYLODOX PLUS cho kết quả rất công hiệu với bệnh CRD kết hợp E,coli. Ngoài ra cần sử dụng thêm chất điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho gia cầm.

Trang 2 trong tổng số 11

Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.