Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Tin tức 24h Trong nước

PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI BỒ CÂU PHÁP VN1 HIỆU QUẢ

Làm gì để hồ sơ của bạn được chú ý?

Email In PDF.

Có nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến hồ sơ của bạn không được nhà tuyển dụng chú ý và chọn lựa. Bạn cần phải viết một bản lý lịch rõ ràng, súc tích, gây ấn tượng mạnh nơi người đọc là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ứng viên lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà tuyển dụng.
Không một nhà tuyển dụng nào đọc hồ sơ của bạn kỹ càng trong lần đầu tiên, vì thế bạn phải viết resume làm sao để thu hút sự chú ý của họ ngay từ lần đầu nhìn thấy hồ sơ của bạn. Để làm được điều đó, ngoài việc bạn tham khảo các tài liệu hướng dẫn viết resume, những mẫu cv hay cùng với việc nhờ người đáng tin cậy hướng dẫn, sửa lỗi chính tả. Bạn nên chú ý những điều sau:

1. Hãy dùng những từ ngữ cô đọng, ấn tượng và thật chính xác để giới thiệu trước nhà tuyển dụng những thành tích xuất sắc của bạn trong quá trình làm việc.
2. Trình bày những kỹ năng theo thứ tự thời gian, bắt đầu là những công việc và kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích trong những năm gần đây nhất rồi theo thứ tự thời gian trở về trước. Nếu cần thiết có thể sử dụng những gam màu sắc thích hợp tô đậm từng mục cụ thể trong bảng resume để tạo ấn tương.
3. Sử dụng những động từ có tác động mạnh và mang tính chất miêu tả. Đồng thời dùng những gạch đầu dòng để mô tả những thành tích và công việc của bạn
4. Bạn nên biến đổi hồ sơ xin việc theo từng vị trí mà bạn đang muốn dự tuyển. Tập trung nêu rõ những công việc và hoạt động có liên quan và lượt bớt những hoạt động không liên quan đến vị trí mà bạn cần dự tuyển. Ví dụ bạn từng là một người phụ trách nhân sự trong thời gian 2 năm, sau đó làm công việc văn thư - lưu trữ. Bây giờ bạn muốn nộp đơn cho vị trí trưởng phòng nhân sự bạn phải nêu nổi bật những kỹ năng chuyên môn, những kinh nghiệm trong công tác nhân sự và chỉ nêu lướt qua công việc ở vị trí văn thư trong hồ sơ.
5. Đừng nên nêu những lý do mà bạn muốn thay đổi công việc trong bảng resume. Điều đó khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn vì cho rằng bạn là người không muốn gắn bó với công ty. Tâm lý nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhân viên mới sẽ làm việc lâu dài với công ty và ổn định.

Nguồn: Internet

5 BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO HỒ SƠ ẤN TƯỢNG

Email In PDF.
Bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mà phía nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn hy vọng, mong chờ cuộc điện thoại, hồi âm từ phía nhà tuyển dụng, nhưng mãi vẫn không có phản hồi nào cả. Lúc này bạn nên xem lại Résume của mình được viết như thế nào? Vì một khi nhà tuyển dụng đăng tuyển thì có rất nhiều hồ sơ gửi đến vì vậy những kinh nghiệm tạo Résume ấn tượng mà chúng tôi chia sẽ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng.

1. Bạn nên làm mới hồ sơ
Nhận thấy mình có nhu cầu đổi việc thế là bạn lấy lại hồ sơ có sẳn gửi ngay cho nhà tuyển dụng mà quên rằng đó là Résume mà mình đã làm lúc mới ra trường chưa có tí kinh nghiệm gì cả. Nếu gửi một bộ hồ sơ như thế này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không nhắc máy lên và gọi cho bạn vì họ đòi hỏi có kinh nghiệm nhưng bạn không thể hiện những nội dung lên trên Résume thì làm sao họ có thể biết được đều đó. Résume thể hiện một phần của bản thân mình, có thể xem như một món “hàng hóa” mà bạn sẽ rao bán trước nhà tuyển dụng nên trước khi nộp hồ sơ bạn nên chỉnh sửa và bổ sung để thêm vào đó phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn.

2. Bạn nên mô tả những kiến thức đã tích lũy và các việc làm Part-time
Nếu bạn là Sinh viên mới tốt nghiệp, bạn đừng quên mô tả rõ những công việc bạn từng làm như các việc bán thời gian (nếu có), những hoạt động đoàn trường…vì đây là phần kinh nghiệm thực tế mà bạn từng trãi nghiệm cho dù nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Và nó cũng góp phần tăng thêm phần ưu thế nếu công việc đó có nét tương đồng với công việc ứng tuyển của bạn. Bạn cũng nên phát huy kiến thức về các môn học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chẳng hạn, trong quá trình học đại học tôi đã được học các môn học như nghiệp vụ kinh doanh, marketing, đàm phán… điều đó cũng góp phần tạo nền tảng giúp tôi tự tin để ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh. Những kiến thức đó giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá khả năng của bạn.

3. Không nên đưa vào những thông tin bất lợi cho mình
Nếu trong quá trình làm việc có những thời gian gián đoạn thì bạn cũng không nên đề cập quá nhiều trong Résume.

4. Nhấn mạnh phần kỹ năng
Nhiều ứng viên vẫn còn bỏ quên hoặc không chú trọng lắm ở phần này. Bạn có biết rằng vấn đề kỹ năng thật sự rất quan trọng, những kỹ năng gắn liền với thành công của bạn luôn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Chẳng hạn tôi có kỹ năng quản lí và tôi đã có thành tích làm trưởng nhóm luôn đưa nhóm tôi hoàn thành mục tiêu trước kế họach…
Bạn luôn bám sát yêu cầu công việc và mô tả của vị trí tuyển dụng từ đó nên xoáy sâu vào những kỹ năng mà tính chất công việc yêu cầu. Nên lướt qua những kỹ năng không cần thiết.

5. Bạn không nên nói không đúng sự thật
Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về thành tích của mỗi cá nhân tuy nhiên bạn không nên nói quá sự thật vì họ sẽ dễ dàng nhận ra điều đó có đúng hay không.
Chắc chắn họ sẽ không tuyển dụng ứng viên mà họ cảm thấy không tin tưởng.

Với những thiếu sót mà chúng tôi rút ra từ những bộ hồ sơ của các bạn gửi đến Careerlink, hy vọng có thể giúp các bạn có thể hoàn thiện Résume của mình và dễ dàng lọt vào tầm nhắm của nhà tuyển dụng.

Nguồn: Internet

Những sai lầm dễ mắc phải trên hành trình tìm việc

Email In PDF.

Bạn đang tìm kiếm một công việc, nhưng gần như chưa bao giờ nhận được một cuộc gọi nào hoặc một cơ hội nào như ý muốn? Có thể là do bạn đã mắc phải một trong những sai lầm sau đây trên hành trình tìm việc:

 1. Tìm kiếm không mục đích

Nếu bạn gửi đơn xin việc đến quá nhiều công ty mà ngay cả đến bản thân bạn cũng không nhớ nổi tên hoặc lĩnh vực của những công ty đó, điều này có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian quý báu của mình. Ít nhất, bạn cũng phải xác định được một công việc, một vị trí lý tưởng. Vì vậy, hãy ngừng ngay hành trình tìm kiếm không mục đích đó lại. Thật chậm rãi, ngồi xuống suy nghĩ kĩ lưỡng và chắc chắn về loại công việc mà bạn thật sự mong muốn để có thể tìm kiếm một cách tập trung hơn và điều chỉnh CV theo một định hướng phù hợp nhất.

 2. Mắc phải những thói quen xấu khi phỏng vấn

Những thói quen xấu khi phỏng vấn như: dáng ngồi thõng vai, ngọ nguậy không yên trên ghế, cắn móng tay, hất tóc liên tục, mắt không dám nhìn thẳng vào người đối diện… chính là những dấu hiệu để nhà tuyển dụng xác định nhận ra bạn đang rất thiếu tự tin. Vì vậy, hãy tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về ngôn ngữ cơ thể trước khi bước vào một buổi phỏng vấn để tránh những hành động thừa thãi và chứng minh với nhà tuyển dụng rằng, bạn chính là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí công việc mà họ đang cần.

 3. Trang phục không chuyên nghiệp

Gặp gỡ với nhà tuyển dụng - đại diện của công ty mà bạn đang muốn xin việc -không giống như một buổi gặp gỡ bạn bè. Chính vì vậy, đừng xem nhẹ việc trang phục. Mặc trang phục quá gợi cảm hoặc quá xuề xòa, giản dị đều khiến bạn dễ bị “mất điểm”. Chỉ cần chọn một bộ trang phục sạch sẽ và nghiêm túc, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ cũng như cuộc gặp gỡ đó.

 4. Nói xấu về sếp cũ

Một câu hỏi rất thông dụng mà nhà tuyển dụng thường đề cập là “Tại sao bạn không làm việc ở công ty cũ nữa?”. Rất nhiều người tìm việc gặp sai lầm khi trả lời câu hỏi này. Họ xem như đây là một cơ hội để nói xấu về nơi làm việc cũ hoặc sếp cũ. Hầu hết nhà tuyển dụng đều không cảm thấy yên tâm khi tuyển một nhân viên có khả năng sau này cũng nói những điều tiêu cực như vậy về công ty của họ. Khi được hỏi câu hỏi này, tốt nhất bạn hãy trả lời rằng, mình đang có mong muốn tìm kiếm những cơ hội mới để mở rộng khả năng, và vị trí mà công ty đang tuyển dụng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.

 

5. Quên “theo dõi” nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn

Một sai lầm dễ mắc phải đó là bỏ qua giai đoạn “theo dõi” nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. 1 ngày, 2 ngày không nhận được cuộc gọi phản hồi của họ, bạn đã bỏ cuộc và bắt đầu một hành trình mới? Đừng vội vàng như vậy. Để chắc chắn rằng CV của mình đã không bị chìm vào quên lãng, hãy gửi email dài khoảng 3 hoặc 4 đoạn văn cho những nhà tuyển dụng để tóm tắt lại một cách súc tích các kĩ năng, nhắc lại sự mong chờ của bạn và cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên của công ty đã dành thời gian cho mình.

 6. Gửi một CV quá dài

Có thể bạn đã từng làm qua rất nhiều công việc, vị trí khác nhau và bạn tự tin rằng mình rất dày dặn kinh nghiệm. Nhưng thật ra, đừng nên ôm đồm tất cả những kinh nghiệm và kĩ năng đó vào trong CV xin việc. Một bản CV dài dòng lê thê sẽ khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm khi đọc. Hãy ưu tiên và tập trung vào những kĩ năng và kinh nghiệm có liên quan mật thiết đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

 7. Quá xem trọng bản thân

Có thể do không để ý mà nhiều người dần bị hình thành một thói quen xấu, đó là quá xem trọng và đề cao bản thân mà không quan tâm gì đến công ty mình xin việc. Đừng chỉ chăm chăm đề nghị và đề nghị: “tôi muốn một công việc như thế này”, “tôi nghĩ mình phù hợp với lĩnh vực như thế kia”, “tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động từ công ty cũ”… Mà hãy suy nghĩ nhiều hơn về những điều sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: “hiện tại công ty này đang cần bổ sung điều gì?”, “mình có thể làm được gì để giúp đỡ họ?”, “mình có thể đề xuất hướng phát triển khả quan hơn như thế nào trong tương lai?”… Sự khiêm tốn nhã nhặn và quan tâm vừa đủ của bạn sẽ lay động được những nhà tuyển dụng “sắt đá” nhất.

 Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều cần thiết là cần phải nhận ra và nhanh chóng khắc phục nó, tốt nhất là ngay sau lần thất bại đầu tiên. Đừng để những sai sót không đáng có như lỗi ứng xử với nhà tuyển dụng, lỗi trang phục, lỗi xử lý tình huống… cản trở con đường thành công của chúng ta. Hành trình tìm việc cũng là một chặng đường rất quan trọng để thông qua đó, chúng ta sẽ dần dần hình thành cho mình một tác phong ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Nguồn: Internet

Rèn luyện kĩ năng trả lời phỏng vấn bằng cách nào?

Email In PDF.
ren luyen ky nang phong van

Không ít các bạn trẻ luôn lo lắng trước mỗi kì phỏng vấn tuyển dụng. Bên cạnh đó, không hiếm chuyên viên nhân sự phải quan ngại trước những câu trả lời  phỏng vấn của các ứng viên dù bản CV hay lý lịch được chăm chút rất tốt. Thực tế, trước khi thực sự bước vào một cuộc phỏng vấn cho công việc mà bạn đã luôn mong ước, bạn có thể tự rèn luyện cho bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa hoặc tình nguyện. 

 Đi tìm “người hỏi”

 Ngày nay, các tổ chức phi chính phủ / phi lợi nhuận; hoặc câu lạc bộ / đội nhóm đều có nhu cầu tuyển dụng một số lượng lớn tình nguyện viên có chất lượng. Cơ cấu tổ chức với ban nhân sự chuyên biệt sẽ chịu trách nhiệm cho công tác này, hoàn toàn không quá khác biệt với các công ty với nhiều quy mô khác nhau. Vì vậy, quy trình tuyển chọn cũng khá bài bản và hệ thống rõ ràng với các tiêu chí riêng biệt. 

 Bằng việc tiếp cận với các bạn đồng trang lứa đã và đang tham gia các tổ chức tương tự, bạn có thể hình dung sơ lược về phương thức phỏng vấn và học được kinh nghiệm từ các mùa tuyển thành viên đã qua. Tốt hơn nữa, chủ động tìm gặp chính những cá nhân đã từng tham gia phỏng vấn trước đây sẽ cho bạn thông tin quý giá. Vì đa số họ đều bằng tuổi hoặc chỉ lớn hơn bạn 2 – 4 tuổi, nên bạn sẽ không quá “khớp” khi bắt đầu câu chuyện.

 Bí quyết chuẩn bị câu trả lời tốt 

 Câu hỏi phỏng vấn luôn nhằm mục đích giải đáp thắc mắc về những điểm chưa cụ thể trong hồ sơ ứng viên. Thông thường, đây là dịp để bạn chia sẻ những chi tiết về những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Bạn nên chú trọng mô tả chính xác công việc mà bạn đã làm bằng câu kể mang tính khẳng định “tôi đã…” thay vì “chúng tôi đã…”. Việc trả lời tự tin bằng cấu trúc câu này thể hiện mức độ bạn thực sự hiểu bản chất công việc mình đã từng làm qua, nhất là khi kết quả cuối cùng tương ứng với sự đóng góp của cả một tập thể. Bên cạnh đó, khi bạn khả năng trình bày từng bước trong cả một chu trình để rút ra được bài học cho chính mình, bạn đã thực sự “ghi điểm” trong mắt bất cứ người phỏng vấn nào. 

 Khi vào đến vòng phỏng vấn, thường sẽ có một người hỏi nhưng cũng có trường hợp thêm vào người chịu trách nhiệm ghi chú thông tin câu trả lời. Thay vì lo lắng dẫn đến việc lung túng không thể sắp xếp được ý tưởng, một gợi ý cho bạn là hãy chủ động xác nhận người nghe có hiểu rõ ý bạn đang nói gì, vd “Em trả lời như thế đã đủ rõ ràng với anh/chị chưa ạ?” Phương cách này sẽ giúp bạn “lấy nhịp” để cuộc phỏng vấn có thể trở thành một cuộc trao đổi thú vị uyển chuyển như giữa hai người bạn – cũng là lúc bạn gây được thiện cảm với người đối diện. 

 Đừng ngại hỏi ý kiến phản hồi

 Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hoặc đã nhận kết quả chính thức, bạn hoàn toàn có thể hỏi ý kiến phản hồi để thu nhặt thêm kinh nghiệm trả lời phỏng vấn. Đừng ngại hồi đáp bằng một lời cảm ơn chân thành kèm theo lời đề nghị cho thấy tinh thần cầu thị học hỏi. 

 Bất cứ ai cũng từng trải qua tình huống “thành công bị trì hoãn”, điều quan trọng là bạn nhận được nhận xét chuyên môn, dù ít hay nhiều để khắc phục điểm chưa tốt hay phát huy ưu điểm mà bạn đã sở hữu.

Nguồn Internet

Trang 3 trong tổng số 4

Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.