Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Tin tức 24h Đắk Nông 24h

BÁNH NẬM HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Đậm Đà Phong Vị Bánh Nậm Huế

Email In PDF.

Cùng với các loại bánh dân dã như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh ram ít thì bánh nậm đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực Cố đô.

Bánh nậm là món ăn dân dã nhưng cách làm thì không kém phần cầu kỳ. Người Huế truyền thống thường dùng gạo xay thành bột rồi sau đó hòa với nước, nêm thêm dầu ăn, muối, bột nêm và một số gia vị khác sau đó thì khuấy đều bột, bột làm bánh nậm mềm và rất dễ khuấy. Bột bánh nậm khi thành phẩm sẽ có màu trắng, dẻo.

Nhân của bánh được chế biến công phu. Bánh nậm sẽ đi kèm với nhân tôm, và người Huế thường lấy tôm đất làm nhân bánh. Tôm phải được lột hết vỏ, sau đó rửa sạch với muối, bâm nhỏ rồi cho vào chảo đảo đều với hành phi. Khi tôm đã gần chín, thì người nấu sẽ nêm gia vị và xào cho đến khi khô thì bắt xuống, dùng cối giã cho tôm tơi ra. Sau khi giã xong thì lại cho vào chảo với lửa nhỏ một lần nữa, dùng sạn chà đều tôm xuống mặt chảo cho đến khi tôm tơi, bong đều.

Bánh nậm còn có tên gọi khác là bánh lá. Khi gói bánh, người Huế sẽ bôi một ít dầu vào hai mặt lá dong, rồi cho một muỗng bột vào, trải đều phẳng theo hình chữ nhật, nhân bánh được thêm vào theo chiều dọc của chiếc bánh. Sau khi gói xong, bánh nậm sẽ được hấp cách thủy khoảng 15 phút là ăn được.

Bánh sau khi hấp sẽ được vớt ra, đặt ngay ngắn trên lòng đĩa. Một bí quyết từ người Huế là nên để nguyên lá gói, vì mùi thơm của lá sẽ làm người ăn đỡ ngấy và ăn được nhiều. Vì thế ta chỉ cần bóc vỏ lá ra và rưới nước mắm đã có gia vị vào, sau đó thưởng thức. Bột gạo của bánh tan đều, kết hợp vị mặn của nước mắm tô điểm cùng nhân tôm thịt béo ngậy, thơm nức mũi khiến người ăn không thể nào quên được.

Nếu bạn ăn chay, thì đừng lo, ở Huế có món bánh nậm nhân đậu xanh với hương vị ngon không kém bánh nậm nhân thịt. Ngoài ra, bánh nậm còn có nhân thịt cóc, chuyên dành cho trẻ e còi cọc, suy dinh dưỡng, rất thơm và bổ dưỡng.

Bánh nậm là một sự kết hợp rất hài hòa của chiếc vỏ xanh tượng trưng cho sự sống bên ngoài và màu trắng của bột, màu đỏ của nhân tôm bên trong.

 Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:

TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ. 


BÁNH NẬM, BÁNH LỌC HUẾ - MÓN ĂN CỔ TRUYỀN DÂN DÃ

Email In PDF.

Bánh nậm, bánh lọc Huế là món ăn dân dã nổi tiếng ở Huế, bởi vị ngon, bùi, không béo và không ngán, rất hợp khẩu vị từ người già đến trẻ nhỏ và là loại bánh thường được người Huế sử dụng để cúng trong các ngày rằm hay đầu tháng. 

Bánh nậm, lọc "róm rém" như con gái Huế

Có lẽ bánh nậm, bánh lọc Huế sao giống con gái Huế đến thế. Đẹp, cầu kì, mĩ miều, khéo léo nhưng vẫn dung dị, nhỏ xinh đến lạ và cũng đa dạng, cũng "điệu đà" đến lạ.Không vội vàng, nhẩn nha và thưởng thức cái tỉ mỉ, cầu kì cũng như vị ngọt mang lại từ những chiếc bánh xinh xắn, bởi với bánh nậm, bánh lọc Huế ăn không phải để no.

banh-nam-hue-1
Bánh lọc được làm từ bột lọc được ngâm cho hết vị chua và nhào kĩ, viên thành từng viên nhỏ trước khi tạo thành hình bán nguyệt.Công đoạn này rất tốn nhiều thời gian, nhân tôm được rim với gia vị thật kĩ, kho rim nhiều thời gian, tôm phải là loại tôm rào hay còn gọi là tôm sông tươi, mình nhỏ xíu nhưng rất ngọt thịt, vỏ mỏng, đầu nhỏ. 

banh-loc-hue-2
Với bánh nậm cũng làm từ bộp nếp, tôm giã nhỏ rắc phía trên, được bọc trong lá dong hoặc lá chuối rồi hấp chín. Bánh nậm mang một hương vị hòa quyện từ vị lá, từ gạo và nhân tôm thơm ngọt. Màu xanh của lá, màu trắng của bánh và màu đỏ hồng của tôm tạo nên sự hài hòa mãn nhãn. 

banh-loc-hue-3
Cả bánh nậm và bánh lọc đều dùng đến bát nước chấm làm từ nước mắm biển, cộng thêm một tí ớt trái cay the the ngay từ trong miệng. Riêng gu của người Huế "rặt" thì bát nước chấm phải là nước mắm ruốc, loại nước mắm mang về từ Thuận An và những vùng biển Vinh Hiền, Cảnh Dương.  Hương vị đậm đà và độc đáo, xăm thêm vài trái ớt bom (hay còn gọi là ớt cao sảng) vào vậy là đủ xuýt xoa cho một món quà nhẹ bụng.

Tận hưởng hương vị làng quê qua những chiếc bánh nậm, lọc thắm tình

Du khách đi du lịch Huế hầu như đều phải thử qua món ăn bánh nậm, bánh lọc xứ Huế thơm ngon này. Là một trong những món bánh truyền thống khá đa dạng, bánh nậm Huế có thể được xem là một trong những loại bánh đại diện vì tình hữu dụng của nó trong đời sống văn hóa người dân xứ Huế thân thương. 

banh-nam-hue-3Nếu bánh lọc Huế có độ trong để lộ nhân tôm thịt rim đậm đà thì bánh nậm Huế lại có màu đục của bột gạo, dẻo dai. Nổi rõ trên nền bánh là nhân tôm thịt vàng nâu, đôi khi đậu xanh cà vàng ươm cực kì thích thú và bắt mắt. Hương vị của bánh nậm Huế ngon một cách lạ lùng, sự hài hòa từ vỏ đến nhân đượm mùi hương lá chuối, lá dong nồng nàn, hương vị bánh lọc lại mang một "dáng vẻ" mới đậm đà từ những chú tôm rim vàng hòa quyện miếng bột dai dai dẻo dẻo, khiến cho thực khách thử qua một lần ngon một cách lạ lùng khó có thể quên được. 

thuy-bieu-08

 Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:

TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ. 


 

Bánh nậm: món ngon đặc trưng xứ Huế

Email In PDF.
Bánh thanh tao, mềm mịn, thoang thoảng vị tôm là món ăn chơi tinh tế ban chiều của người Huế.
 
Cùng với bánh bèo, lọc, bánh nậm là món ăn dân dã, truyền thống của cố đô Huế.
 
Bánh thanh tao, mềm mịn, thoang thoảng vị tôm là món ăn chơi tinh tế ban chiều của người Huế, đặc biệt rất lành tính với người già và trẻ em.
 
Bánh nậm tinh tế, thanh tao như cung cách người Huế
 
Cũng từ những nguyên liệu quen thuộc, bình dị như bột gạo, tôm, thịt nhưng ăn bánh nậm ở Huế khác hẳn ở nơi khác. Có lẽ do nguyên liệu được trồng và đánh bắt tại địa phương, còn giữ được hương vị nguyên thủy.
 
Bột gạo dáo chín vừa phải, tôm thịt làm sạch, băm nhỏ, ướp gia vị và xào chín. Khi gói chỉ cần cho một lượng nhỏ bột, dàn mỏng, trải đều trên lá dong, quét nhân lên trên rồi gói kín. Hấp cách thủy trong khoảng từ 15 – 20 phút là được. Nếu hấp quá lâu bánh sẽ mất vị và không giữ được màu xanh của lá. Khi gắp ra, hương tỏa ngào ngạt, vị lá hòa cùng vị bột và nhân, ăn đến đâu nhớ đến đó...
 
Chiếc bánh ngon nằm ở kỹ thuật dáo bột, xong đến nhân bánh. Sao cho khi thành phẩm phải mềm mịn, điểm phần nhân đỏ cam hài hòa trên phần bột trắng đục, pha sắc xanh của lá và lấp loáng lớp dầu.
 
Du khách đến Huế thường tìm đến những quán bánh nổi tiếng trên đường Võ Thị Sáu, Bà Triệu, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Phạm Hồng Thái, Trương Định… riêng người Huế thì thích mua tại gánh hàng rong hơn.
 
Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:
TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ.

NGƯỜI HUẾ ĂN BÚN BÒ HUẾ NHƯ THẾ NÀO? - BÚN BÒ HUẾ CỐ ĐÔ CHÍNH HIỆU TẠI BUÔN MA THUỘT

Email In PDF.
Tô bún bò Huế hay đọi bún bò mà dân Huế thường ăn vào buổi sáng. Bún bò Huế phải được múc vào tô, vào đọi, không quá nhỏ như cái chén mà cũng không quá to như cái âu. Bưng tô bún bò lên phải cảm thấy vừa tay, không nặng quá mà cũng không nhẹ quá. 
Ăn bún bò Huế phải dùng đũa mới trị được các con bún và miếng giò heo trong đọi bún.Tô bún bò Huế, hay đọi bún bò Huế đúng cách phải dùng con bún to mình chứ không phải thứ bún nhỏ để làm bún thang như ngoài Bắc. Khi ăn, người ta húp cả bún lẫn nước, con bún to cứ theo đà mà chạy tuột vào cổ, không gặp trở ngại nào trên đường đi xuống. Người ta dùng đôi đũa để lùa bún và nước vào miệng chứ không dùng thìa để vớt từng sợi bún hoặc húp từng muỗng nước bún như con gái nhà lành. 
Giáo sư Tai Mũi Họng Kameo, thuộc Đại học đường Tokyo ngồi ăn món Sukiyaki với tôi năm 1969 cũng đã ăn món quốc hồn quốc túy của Nhật bằng cách húp sùm sụp chứ không dùng thìa. Theo ông, húp sùm sụp có 3 điều lợi : vừa làm nguội, vừa chận xuơng, vừa gia tăng vị giác bằng cách kích thích lâu dài các gai lưỡi bên trong. Nhà văn Võ Phiến, người gốc Bình Định, đã từng học được kinh nghiệm ở Huế nên có lần được mời ăn bún bò ở nhà một người Huế tại Hoa Kỳ, gia chủ quên không dọn cái muỗng vào mâm, ông đã bưng luôn tô bún bò lên rồi dùng đôi đũa lùa cả bún và nước vào miệng. Vừa ăn ông vừa khen gia chủ là một người sành điệu, theo đúng tập tục ngàn xưa. 
Miếng thịt heo trong tô bún phải là thứ thịt của con heo cỏ thả chạy rong trong vườn, không quá dai mà cũng không quá mềm và nhất là không có mùi hôi heo. Theo hai chuyên viên ẩm thực Huế Trần Thị Duy Ninh và Lê Văn Trang ở Montreal, Canada, thì giò heo, thịt heo phải được rửa sạch trước vài lần và sau khi luộc cũng rửa vài lần, rồi dầm tiếp trong nước dấm và muối ít nhất trong 8 đến 10 giờ đồng hồ. Sau đó lại được xả nước sạch, rồi mới um với gia vị. Um xong, phải đổ nước um đó đi đừng dùng, rồi để giò heo, thịt heo trong rá, khi múc bún mới gắp giò ra để trên mặt đọi bún. Như vậy giò nấu mới trắng và mềm. 
Ngoài ra, nấu bún bò phải có sả và cũng phải có ruốc. Theo một chuyên viên ẩm thực Huế khác ở Orange County là thì nêm ruốc trong nồi bún bò phải cẩn thận để không có mùi ruốc bằng cách đánh ruốc trong chén nước lạnh, quậy lên rồi để lắng, sau đó mới lấy phần trên cho vào nồi bún. Đánh bằng nước nóng rồi đổ vào là hỏng. Bún bò có ruốc mới ngon nhưng không được có mùi hôi ruốc. Nói theo người Pháp thì chỉ cần một soupcon tức một thoáng mơ hồ của ruốc trong nồi bún bò là đủ. 
Miếng thịt heo trong nồi bún cũng phải được cạo sạch lông trước khi bỏ vào nồi chứ không thể để cho lông măng vẫn còn tua tủa, rung rinh trên miếng thịt khi thực khách đưa vào miệng. Nếu là giò ngoéo thì người Huế có quyền cầm luôn cả lên tay mà cạp, mà khới cho thoải mái. Muốn khới miếng giò heo người nội trợ phải nấu cho giò chín vừa đúng. không quá mềm mà cũng không quá dai. Vừa ăn vừa mút miếng giò, thỉnh thoảng chấm giò vào chén nước mắm có pha chút ớt bột cho thêm phần thấm thía. 
Người Huế sành điệu thường ăn luôn cả một tô giò mới đã và thường là phải đặt cọc mụ bán bún bò trước cả tuần mới có. Nghề ăn cũng lắm công phu ! Nghĩ cho cùng, thì đâu cũng thế, khi ăn cần phải được thoải mái. Người Bắc với thú ăn chơi của họ, cũng đã có câu “Thịt gà, cơm nếp, đàn bà. Cả ba thứ ấy đều là cầm tay”! Khi ăn bún bò, dân Huế thường vừa ăn vừa cắn trái ớt, và nếu cay thì người ta hít hà cho đỡ cay, chứ không cần phải làm điệu, gồng mình âm thầm chiụ đựng. Khi hít hà, luồng gió hít hà lùa vào vào sẽ làm giảm cay tuy nuớc mắt và nước mũi vẫn còn lòng thòng chảy. Công dụng của hít hà không những có hít làm cho mát mà còn có hà để tỏ sự khoái lạc, vừa ý, ngấm ngầm khen bà nội trợ nấu bún ngon. 
Dân Huế ăn bún bò vào buổi sáng cũng như người Bắc ăn phở Bắc ban sáng. Tuy nhiên, đọi bún bò ngon nhất có lẽ là đọi bún bò ăn vào buổi chiều, khoảng từ ba đến bốn giờ chiều, lúc bà bán bún sắp sửa ra về. Đọi bún bò lúc đó ngon là vì nước bún bò hầm cả ngày đã trở nên thấm thía, lại ăn đúng lúc bụng đang đói nên dễ ngon miệng. Vì thế, người Huế có lệ trả mua cả gánh bún cho người ta gánh nồi về sớm, một việc tiện lợi cho cả hai đàng.
 
Hãy thưởng thức Món Quốc hồn, Quốc túy của Huế (đậm đà hương vị Huế) tại địa chỉ:
TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT
BÚN BÒ HUẾ CỐ ĐÔ CHÍNH HIỆU 
D9ịa chỉ: 3/1A GIẢI PHÓNG - P. TÂN THÀNH - BUÔN MA THUỘT - ĐẮK LẮK.
ĐT: 0500.3601954 - 099.562.7.562
 

Trang 2 trong tổng số 3

Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.