Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Trang chủ

HÃY CỨU GIÚP: NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH

Email In PDF.

 Xin giúp hai bệnh nhân trẻ

* Đang học năm thứ hai tại trường cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk, em H’ Dluê Buôn Krông, 23 tuổi, ngụ tại phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk bị phát bệnh ung thư buồng trứng, phải điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM.

Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ làm mướn. Nhà có miếng đất nhỏ để trồng trọt nhưng mới đây, ba mẹ em đã phải bán đi để có tiền chạy chữa cho Krông. Krông còn hóa trị nhiều đợt nhưng gia đình đã hết đường xoay xở.

* Đầu năm 2013, em Nguyễn Hoàng Võ, 16 tuổi, ngụ tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau phát bệnh ung thư xương, đang điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo ở địa phương, ba chạy xe ôm, mẹ bán cà phê cóc bên hiên nhà để tiện trông nom ông bà ngoại già yếu. Từ ngày Võ bệnh, cha mẹ em phải nghỉ làm thay nhau vào bệnh viện chăm sóc con. Để chữa bệnh cho Võ, gia đình đã bán hai công đất hương hỏa nhưng cũng không thấm vào đâu vì chi phí điều trị cao và kéo dài…

Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay giúp hai bệnh nhân có điều kiện chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

 Phòng CTBĐ (Theo BÁO PHỤ NỮ TP.HCM)

Bé gái bị khối u to cần được chữa trị

 Năm 2012, bé Y Hoa (ngụ tại thôn Plei Dơ Drâp, xã Đăk Năng, TP.Kon Tum) lành lặn chào đời.

Khối u to trên mặt khiến bé Hoa đau đớn.
Khối u to trên mặt khiến bé Hoa đau đớn.

Thế nhưng 2 tháng sau, má trái của cháu nổi lên một cục u to như quả trứng gà và cái u cứ ngày một lớn dần, đến nay đã to bằng cái chén ăn cơm, đỏ ửng, kéo lan ra giữa mặt làm khuôn mặt bé Hoa biến dạng. Miệng cháu liên tục chảy máu, một bên môi dưới lở ra vì thêm một cái u khác ở dưới cằm cũng đang lớn dần. Gần hai tháng nay bé Hoa chỉ uống sữa, không ăn gì được, liên tục sốt cao.

Thương con, chị Y Khi bỏ công việc đi làm thuê thường ngày để đưa con ra Bệnh viện Đa khoa Kon Tum chữa trị, nhưng bác sĩ bảo phải chuyển vào Bệnh viện Nhi Sài Gòn mới có thể chữa trị được. Làm cả năm, chắt chiu được hơn 2 triệu đồng, tháng 6.2013, vợ chồng chị đưa con vào TP.HCM khám bệnh. Bác sĩ cho biết cháu Hoa bị bướu máu, do sức khỏe yếu, nếu mổ cháu sẽ không chịu nổi, vì vậy phải điều trị bằng thuốc. Hàng năm, cách 4 tháng bé Hoa lại phải đi TP.HCM để tiêm thuốc. “Nhưng cái ăn còn chưa đủ lấy đâu ra tiền đi chữa bệnh cho con”- chị Khi than thở.

Chồng chị - anh Thạch Quanh Na phải đi trông bò thuê để kiếm tiền lo cho gia đình. 6 miệng ăn chỉ biết trông chờ vào ngày công khoảng 100.000 đồng của anh Na. Gần 1 năm nay, chị Khi chưa có tiền đưa bé Hoa vào Sài Gòn tiêm thuốc. Nhìn con đau đớn, chị Y Khi chỉ biết khóc. Chi phí mỗi lần đi, ít nhất 5 triệu đồng, gia đình chị Khi nghèo đành để con nằm nhà.

Hoàn cảnh gia đình chị Khi đặc biệt khó khăn, rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ chị Khi hoặc Báo Nông Thôn Ngày Nay, 13 Thụy Khuê, Hà Nội, tài khoản 1506311002117 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tây Hồ, Hà Nội.

Cô bé mắc hoại tử hiếm gặp phải ra nằm chòi

Bệnh nhân nói trên tên là Y Nôn, 11 tuổi, là người dân tộc M’Nông ở xã Đăk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Kon Tum, Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh Kon Tum, UBND xã Đăk Long và người nhà, Y Nôn bắt đầu phát bệnh cách đây 1 tháng. 

Sau khi điều trị tại Bệnh viện huyện Kon PLong khoảng 10 ngày, bệnh ngày càng nặng, người nhà xin đưa bệnh nhân về nhà. 

Khi về nhà, nghe lời thầy cúng, cha mẹ của Y Nôn đã làm một cái chòi cách xa nhà để cho con nằm, không được chăm sóc về y tế nên bệnh ngày càng nặng hơn. Ngày 19.2, Y Nôn được cán bộ địa phương phát hiện đưa đến BVĐK tỉnh Kon Tum, sau đó được chuyển xuống Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa vào lúc 15 giờ ngày 21.2.

Các bác sĩ Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa điều trị cho Y Nôn.

Trước ca bệnh rất nặng với nguy cơ tử vong cao, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa Nguyễn Thanh Tân đã chỉ đạo tập trung tất cả các bác sĩ giỏi, tích cực cứu chữa. 

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán Y Nôn mắc hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc), nhiễm trùng máu và suy kiệt cơ thể nặng. Ngay lập tức, Y Nôn được cho thở ôxy. Các nhân viên y tế phải rất vất vả để tìm đường truyền nhằm đưa thuốc điều trị đặc hiệu vào cơ thể bệnh nhân. 

Khoảng hơn 3 giờ sau, huyết động của bệnh nhân bắt đầu trở về bình thường. Ngày hôm sau, Y Nôn đã có thể ăn được cháo loãng, các tổn thương da bắt đầu khô dần, dịch tiết ra giảm hẳn.

Theo bác sĩ Nguyễn Khánh Hòa, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Y Nôn được đưa vào viện trong tình trạng lơ mơ, đáp ứng chậm, khó thở, nhịp tim 130 lần/phút, thân nhiệt chỉ còn 36,2 độ C, huyết áp tụt khó đo, nhịp thở chỉ còn 12 lần/phút. Đặc biệt, toàn thân lở loét bong vảy trên nền da đỏ thẫm, tiết dịch nhiều, đóng vảy tiết dày, dấu hiệu Nikolsky (+), viêm giác mạc, kết mạc mủ mắt phải, viêm trợt niêm mạc miệng, loét âm hộ.

Đến chiều tối 26.2, Y Nôn đã có các chỉ số sinh tồn ổn định. Em vẫn được chăm sóc đặc biệt tại phòng cấp cứu. Giữa tấm ga trắng, Y Nôn chòng queo nằm, gầy chỉ còn da bọc xương; da khắp người loang lổ đen. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Thời Loan, Trưởng khoa Hồi sức - Cấp cứu, cho hay: “Hôm qua Y Nôn đã ăn uống, nói chuyện được. Bé cũng đã bắt đầu tự tiêu, tiểu được, không còn quá khó khăn như lúc vào viện”. 

Bác sĩ Loan cũng cho biết, đáng lo nhất là đôi mắt. Mắt phải của Y Nôn đã bị mù do viêm loét giác mạc, mắt còn lại cũng rất yếu.

Tuy đã có nhiều dấu hiệu khả quan, nhưng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Tân, Y Nôn vẫn cần được chăm sóc với chế độ nghiêm ngặt. “Có thể nói, đây là một ca bệnh đặc biệt cả về mức độ cũng như hoàn cảnh bệnh tình. Đến thời điểm hiện tại, bé đã có dấu hiệu hồi phục tốt, nhưng chúng tôi cũng chưa dám chắc chắn điều gì, nên vẫn cố gắng hết sức trong việc chăm sóc, điều trị”.         

Nguồn: Nguyễn Hoàng/ Báo Bình Định (BTV Infonet.vn đặt lại tiêu đề)

 
 
 Hai cháu trai bệnh nặng cần giúp đỡ

* Cháu Nguyễn Đức Thắng (12 tuổi, ngụ tại xã Đạ Kho, huyện Đạ Teh, tỉnh Lâm Đồng) mắc bệnh suy thận mạn, hiện đang điều trị tại BV Nhi Đồng 2. Nhà cháu thuộc diện nghèo của địa phương, không có ruộng đất, cha mẹ cháu đều đi làm thuê.

Dù cháu có BHYT, nhưng do phải chạy thận kéo dài nên gia đình cháu rơi vào cảnh khó khăn, bế tắc, không biết xoay xở thế nào để tiếp tục điều trị cho cháu.

* Cháu Nguyễn Phước Trung (11 tuổi, ngụ tại xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) được các bác sĩ tại BV Ung Bướu xác định bị ung thư hạch. Ngoài thuốc đặc trị được miễn giảm, cháu còn phải vào thêm thuốc ngoài danh mục, rất tốn kém. Ba mẹ cháu đều làm thuê, gia đình rất khó khăn. Trung bệnh nặng nên mẹ cháu phải nghỉ việc để chăm sóc. Cả nhà gồm ba người lớn và hai đứa trẻ hiện chỉ trông vào thu nhập làm thuê bấp bênh của ba cháu.

 Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3 TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay giúp hai cháu chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

Theo Bao Phụ Nữ TPHCM

Xin hãy cứu bé 2 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo
Vừa lọt lòng mẹ nhưng bé Da Gout Ju Luynh (5/10/2013, dân tộc Lạch, thôn Đan Kia, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã mang trong mình nhiều chứng bệnh nguy hiểm, thận bẩm sinh, nhiễm trùng máu, thiếu máu và thoát vị bẹn, khiến tính mạng bé bị đe dọa từng ngày.
thận, nhiễm trùng máu, thoát vị bẹn

Bé Da Gout Ju Luynh đang điều trị tại BV Nhi Đồng 2, TP.HCM

Xem tiếp thông tin>>>

10 tháng tuổi, qua 15 bệnh viện 

Dù mới 10 tháng tuổi, nhưng 4 tháng qua, cháu Đỗ Ngọc Tấn Phát (ở thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đã phải trải qua 15 bệnh viện vì căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp. Cha mẹ cháu là anh Đỗ Văn Trường và chị Nguyễn Thị Thu làm rẫy ở Đắk Lắk thu nhập chỉ đủ ăn, đang rất khốn đốn sau khi bán tài sản lớn nhất là 2 con bò lấy tiền chạy chữa cho con.

Cháu Đỗ Ngọc Tấn Phát đang điều trị tại Khoa Ung bướu huyết học (BV Nhi đồng 2, TPHCM).

Chị Thu tâm sự, khi cháu Phát chào đời thì phát bệnh, da vàng nhợt nhạt, liên tục khóc thét và sốt cao, bỏ ăn… Từ đó, vợ chồng chị tất tả đưa con đi chữa trị, khi thì ở Bệnh viện Khu vực 333 của thị trấn Ea Kar, khi về bệnh viện huyện, lúc lại lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk… Cả nhà đã bồng bế nhau qua 15 bệnh viện khác nhau mà không tìm ra bệnh. Chỉ khi đến thăm khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), mới phát hiện cháu mắc bệnh hiểm nghèo, rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ có tên khoa học mô bào Langerhans hay còn gọi là mô bào đa cơ quan.

Do gia đình kiệt quệ, không còn tiền lo thuốc men cho con, hàng ngày ở bệnh viện chăm con, cha mẹ cháu Phát phải lây lất sống nhờ vào những bữa cơm từ thiện.

Mọi giúp đỡ xin gửi về Ban Chương trình xã hội Báo SGGP, 399 Hồng Bàng, phường 14, quận 5, TPHCM; ĐT: (08) 22111263. Hoặc chuyển qua số tài khoản báo SGGP: 310.10000. 231438 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp mẹ cháu qua số điện thoại: 0987555177 (chị Thu).

Theo SGGP Online

 Xin giúp hai cháu bé chi phí chữa bệnh

* Bé Lê Anh Quân (10 tháng tuổi, ngụ tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) bị bướu nguyên bào thần kinh, đang điều trị tại BV Ung Bướu.

 

Ba mẹ cháu làm rẫy thuê, nhưng khi cháu bệnh nặng, phải ở nhà để chăm sóc cháu nên không còn nguồn thu nhập nào. Gia đình vay mượn ở quê được 30 triệu đồng nhưng sau bốn tháng nhập viện, số tiền này cũng không còn, trong khi cháu còn phải điều trị lâu dài.

* Gần 10 tháng nay, bé Lương Tường Vy (16 tháng tuổi, ngụ tại xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) phải vào BV Ung Bướu để điều trị bệnh u tế bào mầm âm đạo. Sau khi hóa trị sáu đợt thuốc, bệnh của bé vẫn không thuyên giảm. Bác sĩ cho biết, khối u tiến triển khá nhanh, cần hóa trị theo phác đồ mới để ngăn ngừa di căn. Dù bé được hưởng BHYT nhưng vẫn phải mua thuốc ngoài danh mục nên rất tốn kém. Trước đây, cha mẹ bé làm mướn, cuộc sống chỉ tạm đắp đổi qua ngày, nay thì lâm cảnh khốn đốn vì cả hai phải luôn túc trực ở BV để chăm sóc bé. 

Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3 TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay gia đình, giúp hai cháu chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

Theo  BÁO PHỤ NỮ TP.HCM

Cháu Thảo cần được giúp phẫu thuật tim

Cháu Bùi Thu Thảo sinh năm 2012, là con của anh Bùi Văn Công và chị Dương Thị Huệ. Hiện ở tại xóm 1, thôn Tân Đức, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, cháu đang bị bệnh tim bẩm sinh.


Gia đình anh Công, chị Huệ là hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay anh chị đang ở nhờ nhà của một người hàng xóm và làm thuê làm mướn nuôi con. Tuy nhiên, cháu Thảo đã gần 2 tuổi mà phải có mẹ bên cạnh chăm sóc suốt ngày, bởi cháu thường lên cơn co giật, vặn mình và ngất xỉu. Nếu không có người chăm sóc thì tính mệnh khó được bảo toàn. Còn anh Công đi làm thuê quần quật cả ngày mà không đủ tiền thuốc thang cho cháu. Vì thế, cuộc sống khó khăn càng thêm khó khăn.

Tuy đã cho cháu đi bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh nhiều lần nhưng không có tiền đành phải ôm cháu quay về. Gia đình anh Công, chị Huệ rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của quý bạn đọc, các nhà hảo tâm để cứu sống cháu thoát khỏi bệnh tim hiểm nghèo.

Mọi sự giúp đỡ xin liên lạc: Anh Bùi Văn Công, xóm 1, thôn Tân Đức, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, ĐT: 01667779771.  

Nguồn: NGUYỄN THÁNH NGÃ (Báo Lâm Đồng)

3 tuổi, 5 lần mổ mắt

Đó là hoàn cảnh đáng thương của cháu Trương Thị Anh Thư, sinh năm 2010, hiện trú tại nông trường cao su Chư Mom Ray 1 (thôn 7, xã Mo Ray, Sa Thầy, Kon Tum).

 

Anh Thư và mẹ tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ảnh: K.N
Anh Thư và mẹ tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ảnh: K.N.

Bé Anh Thư sinh ra tại quê nghèo xã Nghĩa Minh (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Một tháng tuổi, bé Thư phát bệnh ở mắt. Tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ bé: anh Trương Văn Phúc và chị Nguyễn Tú Anh chưa đưa con đi khám bệnh ngay. Vài tháng sau, bệnh viện huyện và tỉnh, đều xác định cháu Anh Thư bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hai mắt, rồi chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Mắt Trung ương để phẫu thuật. Do Anh Thư nhỏ tuổi, bệnh lại phức tạp, nên sau mỗi lần mổ mắt cháu lại có những biến chứng khác nhau và phải trở lại bệnh viện để tiếp tục chữa trị. Đến nay, mới được 3 tuổi, Anh Thư đã trải qua 5 lần mổ mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Gặp Anh Thư khi cháu vừa mổ mắt lần thứ 5, chị Nguyễn Tú Anh nghẹn ngào cho biết: Nếu chúng tôi có điều kiện cho con khám sớm hơn, mắt của cháu chắc được chữa trị khả quan hơn. Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa mắt trái của cháu khỏi bị mù, còn mắt phải đành chấp nhận hỏng. Lần phẫu thuật thứ 5 này để mắt phải của Anh Thư khỏi bị vỡ, cốt giữ thẩm mỹ sau này cho cháu.

Do hoàn cảnh khó khăn, nên giữa năm 2011, vợ chồng chị Tú Anh đã chuyển từ Nghệ An vào sinh sống và làm việc tại nông trường cao su Chư Mom Ray 1, thuộc tỉnh Kon Tum. Hiện thu nhập của đôi vợ chồng trẻ này không ổn định do chị Tú Anh thường xuyên phải nghỉ ở nhà để trông con.

Trong khi đó, mỗi lần đưa Anh Thư đi mổ mắt, mọi chi phí ít nhất cũng trên chục triệu đồng. Khoản tiền này chủ yếu do ông bà nội Anh Thư vay nợ để chữa bệnh cho cháu. “Không những vậy, khi được hơn một tuổi Anh Thư lại được phát hiện mắc bệnh tim. Do phẫu thuật tim cần chi phí lớn hơn nên năm ngoái, ông bà nội phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chữa bệnh cho cháu, vì vợ chồng chúng tôi không thể lo nổi”- chị Tú Anh cho biết. Còn sau đợt mổ mắt lần thứ 5 này, bệnh của Anh Thư vẫn cần tiếp tục điều trị.

Mong những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc gần xa giúp đỡ để cháu Anh Thư tiếp tục chữa bệnh. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Ban Bạn đọc báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

 

Bạn đọc có thể chuyển tiền giúp Anh Thư vào tài khoản:

* Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên tài khoản:

* BÁO TIỀN PHONG

* Số tài khoản:

1231 0000 062175 BIDV Chi nhánh Quang Trung, Hà Nội

Nguồn: K.NGHĨA (Tiền Phong)

Hai phụ nữ bệnh nặng cần giúp đỡ

Năm 2011, các bác sĩ ở BV Ung Bướu chẩn đoán chị Trần Thị Chuẩn, 47 tuổi, ngụ tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk bị ung thư đại tràng. Không ruộng vườn, vợ chồng chỉ làm thuê nuôi ba con nhỏ nên rất khó khăn.

Để nhập viện, chị phải vay mượn 30 triệu đồng. Theo chỉ định của bác sĩ, mỗi tháng chị tái khám định kỳ và mua thuốc uống nhưng bốn tháng nay chị đã ngưng thuốc vì không có tiền. Chị Chuẩn lo lắng: “Tôi vẫn phải tiếp tục điều trị nếu không bệnh sẽ di căn. Nợ cũ còn chồng chất, tiền ăn lo từng bữa, tôi chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng của những người hảo tâm…”.

* Chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 48 tuổi, tạm trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM bị ung thư vú, đang điều trị tại BV Ung Bướu. Cách đây bốn năm chị đã phẫu thuật đoạn nhũ, nay bệnh lại tái phát. Trước đây, chị đi bán xôi, chắt chiu từng đồng nuôi hai con nhỏ, nhưng từ ngày phát bệnh, chị phải nghỉ bán, kinh tế gia đình phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của chồng và cậu con trai lớn đều làm công nhân, thu nhập thấp, không ổn định, cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. 

Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay giúp hai chị chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

Nguồn: Phunuonline

 

Mong “phép lạ” giúp gia đình bất hạnh ở xã Eatrul

Đó là khẳng định của người người dân địa phương, khi nói về ba con người mắc những chứng bệnh không chữa trị được. Hiện họ đang sống lay lắt trong căn nhà tình thương nhỏ - theo Chương trình 167 - ở xã Eatrul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc đặc biệt khó khăn này.



Ba con người bất hạnh bên trong căn nhà tình thương

Ba con người được nhắc tới là gia đình anh Đặng Văn Thủy, 50 tuổi trú tại thôn 3. Sự bất hạnh quyện vào chàng trai nông dân khỏe mạnh Đặng Văn Thủy lúc 18 tuổi, khi anh phát hiện mình bị u sợi thần kinh với những khối u to dần khắp cơ thể. May cho anh Thủy đây là u lành, anh vẫn vui tươi làm việc phụ giúp cha mẹ nuôi em. Thế nhưng hai năm sau, anh Thủy lại bị sụn cột sống trong một lần vác lúa thuê. Một thời gian sau thì dư chấn bệnh khiến cổ anh cứng đơ, không thể quay trái, phải được.

Mặc cảm với bệnh tật của mình, cuộc đời của anh Đặng Văn Thủy là những chuỗi ngày sống lầm lũi. Cho đến một ngày, anh gặp chị Võ Thị Nuôi, sau này là vợ anh, trong một lần bốc phân bò thuê.

Chị Võ Thị Nuôi cũng có hoàn cảnh không may, cha mất sớm, mẹ cho chị làm con nuôi trong một gia đình cùng xã. Tham gia đội xung kích của xã Eatrul vài năm, chị Nuôi đành bỏ việc vì phát hiện mắt mình chỉ thấy ban ngày. Sau này mới biết là bị bệnh đục thủy tinh thể.

Thương nhau, anh Thủy chị Nuôi kết thân với nhau ở tuổi 37. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với hai con người bất hạnh. Thế nhưng khi đứa con gái của anh chị sinh ra đã mắc liền hai căn bệnh hiểm nghèo: khớp giả xương chài ở bàn chân trái, đi lại không được, chỉ phẫu thuật khi được 6 tuổi và bệnh bướu sợi thần kinh cánh tay phải khiến cả cánh tay sưng to, đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.

Cả gia đình mắc bênh hiểm nghèo không có tiền chữa trị, nhiều lần anh chị nghĩ quẫn muốn quyên sinh vì không tìm ra lối thoát. Nhưng nhìn bé Bảo Châu vẫn hồn nhiên lớn lên, liên tục 6 năm liền là học sinh giỏi thì anh chị quên đi bệnh tật, cái đói, cái nghèo chăm lo làm lụng nuôi bé Bảo Châu.

Bất hạnh chưa buông gia đình anh Thủy, khi căn bệnh đục thủy tinh thể khiến mắt chị Nuôi bị mù hẳn không làm gì được đã ba năm nay. Tiền ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và cả lo chữa trị cho vợ con, chữa chính căn bệnh của mình càng đè nặng lên lưng anh Thủy.

Bé Đặng Ngọc Bảo Châu, lại vừa trải qua đợt phẫu thuật cắt bàn chân trái, đi chân giả sau 6 lần phẫu thuật trị bệnh khớp giả xương chài không thành công. Sau đó còn phẫu thuật bệnh bướu sợi thần kinh cánh tay phải rất cần bồi bổ sức khỏe.




Chồng giấy ra vào viện của bé Bảo Châu

Khoảng tiền trợ cấp xã hội 720.000đ/tháng (dành cho ba người) ít ỏi là nguồn sống chính của cả gia đình. Định kỳ hàng năm, anh Thủy phải tốn gần 10 triệu đồng ra Đà Nẵng nạo canxi, thay bàn chân giả nơi chân trái cho bé Bảo Chân.

Khi chúng tôi điện thoải hỏi thăm, anh Thủy bảo: “Chân trái Bảo Châu đâu nhức dữ dội nên vừa vay gần 10 triệu đồng tiền nóng của chủ vựa phân bò nơi tôi bốc thuê vài hôm nữa ra Đà Nẵng nạo canxi, thay bàn chân giả cho cháu. Còn nước còn tát. Sinh con ra phải lo chú ơi!...”.

Mắt chị Thủy nay đã mù không làm gì được, anh Thủy sức khỏe yếu hiếm người thuê làm mướn. Vì thế ước mong lớn nhất của gia đình bất hạnh này là có một khoản vốn để đầu tư trồng trọt chăn nuôi trong vườn, để có tiền nuôi sống gia đình. Đặc biệt chăm lo cho tương lai cho bé Bảo Châu, đứa con gái duy nhất học giỏi và ngoan hiền. Rất mong các nhà hảo tâm “đem phép lạ” đến cưu mang, giúp đỡ gia đình này…

Nguồn: Bài: Văn Ký, ảnh: Bích Phượng (Công Luận)

 

Hai bệnh nhân nghèo cần giúp đỡ

Hai năm nay, bà Nguyễn Thị Hoa, 59 tuổi, ngụ tại xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai phải vào BV Ung Bướu để điều trị ung thư vú. Nhà nghèo, bà phải vay mượn khắp nơi để lo chi phí phẫu thuật và hóa trị.

Hai con lớn của bà đã có gia đình nhưng đều khó khăn, hai con nhỏ còn đi học, chồng cũng đau yếu không làm được việc nặng nên bà vẫn phải cố đi làm thuê, kiếm tiền đắp đổi qua ngày và chi phí thuốc thang.

* Chồng mất đã lâu, mình bà Thạch Thị Hồng Vân, 58 tuổi, ngụ tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng làm thuê nuôi con. Năm ngoái, bà phát bệnh ung thư cổ tử cung nhưng vì không có tiền, đành uống thuốc Nam cầm chừng. Tháng 8/2012, không chịu nổi những cơn đau, bà Vân mới vay tiền nhập viện thì bệnh đã đến giai đoạn hai, chi phí chữa trị rất tốn kém, khiến bà và gia đình càng thêm khốn đốn. Những ngày bà nằm viện, con gái bà cũng phải nghỉ làm để chăm sóc mẹ. Tiền bạc đã cạn kiệt nhưng bệnh của bà mỗi ngày một nặng hơn. 

Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay giúp hai bà chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

nguồn: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM

Phóng viên ôm mặt khóc khi phỏng vấn 6 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ

 Trò chuyện qua điện thoại với phóng viên PetroTimes, em Trường cho biết mẹ em vừa mất cuối tháng 7 năm 2013 và hiện Trường cũng chỉ biết lo cơm cháo nuôi các em qua ngày và làm cơm cúng mẹ. Còn tương lai thì chưa biết xoay xở ra sao.

Bức ảnh chia sẻ trên facebook đang làm cho cộng đồng mạng rơi nước mắt

 

Trong bức ảnh là hình ảnh phóng viên của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Tĩnh đang một tay cầm micro phỏng vấn các em nhỏ, một tay ôm mặt khóc.

Anh khóc khi làm phóng sự về gia cảnh của Nguyễn Văn Trường và 5 người em ở làng Bàu Mạy, xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh). Người bố mất sớm vì bệnh ung thư, để lại cho mẹ con món nợ hàng chục triệu đồng. Rồi người mẹ cũng vì quá cơ cực mà từ giã cõi đời, để lại 6 anh em Trường với căn nhà rách nát, không chỗ dựa.

Gia cảnh nghèo khó, Trường đã phải nghỉ học từ năm lớp 8, hai người em kế sau cũng đã nghỉ học. Chỉ còn 3 đứa sau đang cố đến lớp nhưng cũng không biết sẽ phải nghỉ học lúc nào.

6 em nhỏ mồ côi trong căn nhà rách nát.

 

Bức ảnh đã tạo nên một niềm xúc động lớn trong cộng đồng mạng. Nhiều thành viên trên các diễn đàn cũng đã bàn bạc và lập kế hoạch về tận Bàu Mạy để giúp 6 em nhỏ vượt qua khó khăn.

Trò chuyện qua điện thoại với phóng viên PetroTimes, em Trường cho biết mẹ em vừa mất cuối tháng 7 năm 2013 và hiện Trường cũng chỉ biết lo cơm cháo nuôi các em qua ngày và làm cơm cúng mẹ. Còn tương lai thì chưa biết xoay xở ra sao.

 

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ 6 em bé mồ côi xin gửi về:

Em Nguyễn Văn Trường, xóm Bàu Mạy (còn có tên là xóm Thái Thượng), xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Số điện thoại: 01635902562, hoặc số tài khoản 3707.2050.43773 – Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh - Chi nhánh Hương Khê

 

Nguồn: Hoàng Thắng (PetroTimes)

Cha sắp liệt vẫn nhường con chữa bệnh

Người đàn bà ấy phải nén những giọt nước mắt để nuốt ngược vào trong, bởi chị không dám để người chồng bệnh tật thấy cảnh bi đát của gia đình. Chị không muốn anh bỏ viện về nhà vì muốn nhường tiền chữa bệnh cho con.

Dù đối với chị lúc này không thể nào kiếm đủ tiền chữa bệnh cho con chứ chưa nói đến chuyện lo cho chồng. Nhưng người vợ, người mẹ ấy vẫn hy vọng và đợi chờ một sự cứu giúp nào đó.

Đó là hoàn cảnh của gia đình bé Bùi Cao Gia Huy (3 tuổi, thôn Tân Trung, xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk). Bé Huy đang mang trong mình căn bệnh ung thư gan đang cần tiền chữa trị, nhưng gia đình em đã kiệt quệ sau ba năm chữa trị.

Cuộc sống của gia đình em nhờ vào tiền làm thuê làm mướn của cha mẹ. Anh Bùi Văn Bảo - ba Huy, đi cạo mủ cao su. Chị Cao Thị Kim Thành quanh năm làm cỏ thuê và hái cà phê mướn. Thu nhập của hai vợ chồng anh Bảo và chị Thành rất bấp bênh phụ thuộc vào mùa vụ có việc hay không. Đồng tiền hai vợ chồng khó nhọc mới kiếm được cũng không đủ chi phí trang trải cho gia đình.

ung thư gan, chữa trị, nhà nghèo, bị liệt
Bé Huy và gia đình đang rất cần sự giúp đỡ từ phía các nhà hảo tâm

Khi phát hiện ra căn bệnh quái ác ung thư gan của con, chị Thành chỉ biết khỏa lấp nỗi buồn bằng những giọt nước mắt. Bởi chị khóc thương con, khóc buồn cho số phận hẩm hiu nghèo túng.

Ngày 15/6/2013, trong khi Huy đang vào thuốc, chị Thành nghe tin dữ, anh Bảo tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm và được đưa vào bệnh viện tỉnh Đắk Lắk. Ngay hôm sau anh Bảo xin về nhà vì không có tiền nằm viện, nhưng chỉ được một ngày, cơn đau hành hạ chịu không thấu, anh lại phải nhập viện. Đôi chân của anh nhiều khi tê dại do bị chèn ép thần kinh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ bị liệt. Dù còn chưa biết bệnh tình mình sẽ ra sao nhưng anh Bảo một mực xin về để dành tiền chữa bệnh cho con.

Hai người thân yêu nhất đều đang nằm viện, gánh nặng tiền bạc lại càng đè nặng lên đôi vai gầy yếu của chị Thành.

Chia sẻ với phóng viên, chị Thành nói: “Sao gia đình tôi lại bất hạnh đến thế, suốt mấy năm trời cứ chưa hết tai ương này lại đến tai ương khác, không chừa cho con tôi đường sống nữa. Bây giờ, một mình tôi vừa phải chăm con vừa phải lo cho gia đình.

Vì con bệnh nên ông xã đã làm việc cật lực để có tiền cho con đi viện. Do cố làm việc nặng nhiều lại không được nghỉ ngơi cứ quần quật từ sáng tới tối rồi anh bị thoái hóa cột sống. Thật sự tôi chẳng dám nghĩ tới ngày mai sẽ ra sao nữa, giờ được tới đâu thì tới đó thôi. Căn nhà nhỏ cũng dột nát lắm rồi, giờ chỉ có thể che nắng chứ không thể che mưa nữa, mà cũng không có tiền sửa. Giờ chồng bệnh vừa tiền thuốc con vừa tiền thuốc chồng mà tôi chẳng kiếm ra tiền. Nhìn đứa con bệnh, chồng đau không có tiền điều trị mà tôi như đứt từng khúc ruột”.

Hai cha con hai bệnh viện, người nào cũng cần tiền để chữa trị giành giật sự sống. Nhưng với chị Thành lúc này đã hoàn toàn không còn khả năng. Bởi mỗi lần bác sĩ kê toa thuốc ngoài danh mục bảo hiểm (người nhà tự mua) cho con chị cũng chỉ biết khóc thầm.

“Phải cảnh nào thì chịu cảnh đấy thôi, bây giờ thật sự tôi chẳng biết làm thế nào để có tiền lo cho con nữa. Cái khó bó cái khôn, tôi chẳng biết làm thế nào để kiếm mỗi tháng 7 triệu đồng tiền thuốc cho con, cho chồng, tôi biết làm sao bây giờ cô”, chị Thành buồn bã cho biết .

Chúng tôi mong bạn đọc và các nhà hảo giúp đỡ cho gia đình chị Thành để chị vượt qua khó khăn này để chiến đấu với chồng con.

Huỳnh Yến

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp anh Bùi Văn Bảo thôn Tân Trung, xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. ĐT: 0976 763 338

2. Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ bé Bùi Cao Gia Huy con chị Thành ở Đắk Lắk

Qua TK ngân hàng Vietcombank:

Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài:

- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam

-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 1020.1000.158.2330

Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand

- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

2. Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nguồn: VietNamNet

 
Người phụ nữ bị lở loét toàn thân cần giúp đỡ
Chị Nguyễn Thị Thảo, 44 tuổi, ở tổ 1, khu Đất Mới, phường 7, TP Đà Lạt mắc phải một căn bệnh lạ, toàn thân lở loét và chảy nước, các vết loét nằm sâu trong cổ họng, tai, rốn và cả vùng kín. Ăn uống và mọi sinh hoạt rất khó khăn, hiện đang còn phải chịu những cơn đau thấu óc, thấu xương.


Anh Phạm Nở, chồng chị Thảo cho biết, cưới nhau đã gần 20 năm chị Thảo rất khỏe mạnh, ngày ngày cùng chồng tham gia việc trồng rau của gia đình. Từ tháng 7 năm 2012, chị Thảo bỗng dưng xuất hiện những cái mụt chảy nước tạo vết thương trên khuôn mặt, gia đình đưa chị đến bác sĩ chuyên khoa da liễu ở Đà Lạt nhưng bệnh tình không thuyên giảm, sau nửa tháng điều trị, bác sĩ Đà Lạt khuyên gia đình nên đưa bệnh nhân về TP HCM. Nghe tư vấn của bác sĩ, anh Nở đưa chị Thảo về Bệnh viện Da liễu ở TP HCM. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán chị Thảo bị bệnh vảy nến, nhưng thông thường người bị bệnh vảy nến thường ở thể khô, riêng chị Thảo ở thể nước nên hơi khó điều trị.

Sau khi nhập viện được 15 ngày, chị Thảo được xuất viện khi các vết thương tương đối bình  thường, bệnh viện ở TP HCM cấp thuốc về nhà và hẹn ngày tái khám. Về nhà được ít hôm các vết thương lại tái phát và nhảy qua những vị trí khác trên khuôn mặt, thậm chí lở loét ngay trong cuống họng.

Đưa chị Thảo trở lại bệnh viện ở TP HCM để tái khám, các bác sĩ cho biết, chứng bệnh của chị Thảo mang tính di truyền, không lây từ người này qua người khác qua việc tiếp xúc nhưng cũng không thể chữa dứt hẳn.

Tuy có phần nắm được bệnh tình của vợ và đã chuẩn bị thuốc của các bác sĩ ở TP HCM cho toa, nhưng những lúc thấy có thêm những vết thương trên khuôn mặt của vợ, anh Nở lại bỏ việc, gửi 3 đứa con cho người thân để đưa chị Thảo về TP HCM điều trị. Đến trước Tết Nguyên đán vừa qua là chuyến đi thứ 4 của hai vợ chồng. Từ tết đến nay chị Thảo thỉnh thoảng xuất hiện mụt và cứ bôi thuốc lại khỏi, ít tuần lại xuất hiện vết thương mới.

 Cách đây 15 ngày chị Thảo bất ngờ xuất hiện hàng loạt vết thương trên cơ thể, sau vài ngày những vết lở loét xuất hiện cả trong cuống họng và thậm chí vùng kín, rốn, tai rất đau nhức. Gia đình muốn đưa chị Thảo tiếp tục về TP HCM điều trị nhưng bệnh tình đã quá nặng, do các vết lở loét nên hiện chị Thảo không thể mặc quần áo, gia đình chỉ dùng một miếng vải dài, khoét một lỗ ở giữa luồn vô cổ để chỉ Thảo che thân. Chạy lui chạy tới cầu cứu bác sĩ tại địa phương nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.

Anh Nở cho biết, trước đây thuốc của bác sĩ TP HCM cho toa uống thấy lành vết thương  nhưng không dứt, và khi uống các loại thuốc này khuôn mặt chị Thảo luôn bị phù đến biến dạng. Hiện gia đình tuy rất khó khăn nhưng chỉ mong bệnh tình của Thảo thuyên giảm có thể đi xe để về TP HCM điều trị.

 Nhìn cảnh chị Thảo đau đớn, từ người thân đến hàng xóm không ai cầm được nước mắt. Các đoàn thể địa phương như Phụ nữ, MTTQ cũng đang có chương trình vận động giúp đỡ chị Thảo có điều kiện chữa bệnh.

Độc giả có lòng hảo tâm xin liên hệ anh Phạm Nở (chồng chị Thảo) số điện thoại 01638279832. Hoặc tài khoản tên Nguyễn Thị Minh Vân (cháu ruột của chị Thảo), số 19026224310013 Ngân hàng Techcom Bank chi nhánh Lâm Đồng.

Nguồn: QUỐC  DŨNG (Báo Lâm Đồng)

Hai phụ nữ nghèo bệnh nặng

* Bà H Băm MLô, 57 tuổi, ngụ tại xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đăk Lăk phát bệnh tim mấy năm nay. Bác sĩ BV Nhân dân Gia Định chỉ định phải phẫu thuật trong thời gian sớm nhất với chi phí 46 triệu đồng nhưng vì quá khó khăn nên bà vẫn chưa thể nhập viện.

Chồng bà MLô hiện bị ung thư vòm hầu trong tình trạng di căn, đang điều trị tại BV Ung Bướu. Các con bà đã có gia đình riêng, nhưng đều nghèo, không giúp được gì cho cha mẹ, tất cả chỉ còn trông vào sự đùm bọc của bà con, láng giềng.

* Chồng vừa mất vì ung thư gan thì bà Trần Thị Nhứt, 56 tuổi, ngụ tại thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cũng phát bệnh ung thư vú. Nhờ hàng xóm giúp đỡ một ít tiền, bà vào BV Ung Bướu phẫu thuật và hóa trị, nhưng sau đó phải bỏ về quê vì không còn khả năng. Sức khỏe suy giảm, bà Nhứt không làm gì được, chỉ trông mong vào thu nhập ít ỏi từ đồng lương phụ hồ của người con trai út. Bà nghẹn ngào: “Bác sĩ cho biết, nếu không vào thuốc sớm thì bệnh sẽ nhanh chóng di căn, tính mạng có thể bị đe dọa nhưng gia cảnh khó khăn thế này, tôi biết phải làm sao?”.

 Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay giúp hai bà chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

Theo Phunuonline

* Hai cháu bé mắc bệnh ngặt nghèo

Cháu H’Đinh Kbuôr 6 tuổi, con anh H’Bel Kbuôr, hiện trú tại xã Cữ Pơng, huyện Krông Buk, Đắk Lắk, ngay khi mở mắt chào đời đã bị bệnh bẩm sinh: ngay giữa hai mắt và mũi xuất hiện một khối u cứ lớn dần theo ngày tháng như sừng tê giác.

Gia đình đã nhiều lần cho cháu đi khám ở bệnh viện huyện, tỉnh và TP.HCM. Bệnh viện Nhi Đồng I cho biết bé bị bệnh thoát vị não, có u ở hốc mũi.

Vậy mà chữa trị đã ba năm rồi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, trong khi gia đình cháu H’Đinh Kbuôr thuộc diện gia đình nghèo của xã.

Trường hợp cháu Y Tút Byã 10 tuổi, con anh Y Mít Niê, trú tại buôn Ega, xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, Đắk Lắk còn bi thương hơn rất nhiều... Nếu như cháu H’ Đinh Kbuôr vẫn có thể tự đi lại thì Y Tút Byã ngay khi sinh ra đã bị liệt toàn thân, và nơi hốc mũi cũng xuất hiện một khối u lớn tương tự trường hợp của cháu H’ Đinh Kbuôr. Sinh ra trong một gia đình có bảy anh em, gia đình thuộc diện nghèo nhất nhì xã nên không có điều kiện đưa cháu đi khám chữa bệnh.

Ủy ban nhân dân xã Ea Kmút và Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Ea Kar đã cố gắng lập hồ sơ để cho cháu được đi phẫu thuật nhưng không biết có chữa được hay không.

Nguồn: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG (Tuổitrẻ)

* Người cha nghèo nuôi 4 con nhỏ
“Nhà chú ấy nghèo lắm, một mình nuôi 4 đứa con, vách nhà phải dựa vào cái giường chẳng biết có thể sập xuống lúc nào …”, đó là lời tâm sự của một người hàng xóm về gia cảnh của chú Nguyễn Văn Thừa ở thôn 11, xã EaKhal, huyện Eah’Leo (Đaklak).
Vượt hơn 7 cây số đường đất đỏ qua hai con suối chúng tôi mới tìm được đến nhà người đàn ông như lời kể. Căn nhà tranh tre nứa lá xiêu vẹo nằm lọt thỏm giữa đồi cà phê của một người chủ khác. Đón chúng tôi là cặp mắt ngơ ngác của một đứa trẻ 5 tuổi nhem nhuốc nhìn chúng tôi rồi bất giác vụt chạy đi có lẽ vì sợ những người lạ. Chúng tôi vội vã đi theo cháu một quãng đường ngoằn nghèo khập khiễng đến một con suối nhỏ, nó gọi “ba ơi”. Một người đang ông với tán mũ vải rộng vành đang đục đẽo những phiến đá mồ côi ở ven suối. Nghe tiếng con gọi, anh dừng tay và ngước mắt nhìn chúng tôi. Ánh mắt mệt mỏi bộc lộ sự ngạc nhiên trên gương mặt khắc khổ. Anh uể oải đứng dậy, chúng tôi tự giới thiệu về mục đích của chuyến viếng thăm. Anh cười thật hiền “có gì đâu mà kể”, anh nhất định không cho chúng tôi ghi hình. Năn nỉ mãi chúng tôi cũng đựơc anh mời về nhà.
Múc một ca nước lạnh trong cái xô nhựa để ở góc nhà mời chúng tôi anh chia sẻ: Anh quê gốc ở tỉnh Lâm Đồng, lấy vợ năm 1990, hai bên gia đình cũng nghèo lắm, ở Lâm Đồng cũng không có nhà cửa phải ở nhờ nhà ông bà nội. Hai vợ chồng làm thuê nuôi nhau và những đứa con lần lượt ra đời. Anh chị sinh được 4 cháu, cháu lớn nhất sinh năm 1993, cháu nhỏ nhất sinh năm 2007.
Được một thời gian nghe theo lời người bà con xa, gia đình anh chuyển về ĐăkLak sinh sống từ năm 2008. Anh chị dựng một ngôi nhà tạm bằng vật liệu thô sơ sẵn có, những tưởng vùng đất mới có thể làm ăn bớt đi những nghèo khó nhọc nhằn để nuôi dưỡng các con. Thế nhưng “cái khó bó cái khôn”, vì ở xa khu dân cư điều kiện sinh hoạt kham khổ. Không có phương tiện đi lại, cũng không thể đi làm thuê xa nhà, các con lại ốm đau liên tục, những đồng bạc dành dụm được trước khi chuyển đến cũng cạn dần.
Cuộc sống khốn khó khiến người phụ nữ không thể cầm cự được. Người mẹ của bốn đứa con đã bỏ ra đi không lời từ biệt, đã ba năm rồi chị biệt tích không có hồi âm. Ngắt lời anh, chúng tôi hỏi: “Thế anh có biết chị hiện giờ ở đâu không?”. Anh nói: “ Biết chứ nhưng chẳng để làm gì…”
Nói đến đây giọng anh nghẹn lại, anh kể: Đứa lớn và đứa thứ hai học được đến lớp 2 đều phải bỏ học, hiện chúng nó đang phu giúp ở một quán cơm ngoài thị trấn. Thu nhập hàng ngày của anh bằng công việc đẽo đá ở ven bờ suối bán cho những người làm xây dựng, đến mùa mưa nước ngập lên thì đành chịu. Anh nói: “Trời thương mình khỏe thì cố nuôi con, quyết không để chúng đói”. Chúng tôi hỏi về tương lai của các cháu sau này anh chỉ vào đứa bé sinh năm 2003, nói: “Cháu nó học lớp 2 ở nhờ một người bà con trong thị trấn. Hôm nay chủ nhật tôi đón cháu về cho hai anh em chơi với nhau. Tôi sẽ quyết tâm để hai đứa không phải thất học như anh chị của nó. Khổ nỗi căn nhà quá rách nát chắc không chịu nổi mùa mưa này. Có sửa sang lại cũng mất dăm bảy triệu. Mình ít người quen thân cũng không thể vay mượn”.
Trò chuyện với anh thế cũng hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi phải từ biệt anh, để anh còn lo bữa cơm trưa cho ba bố con. Nắm chặt bàn tay gân guốc chai sạm, chúng tôi không thể hứa với anh điều gì. Trong lòng mọi người có lẽ đang thấm đẫm sự cảm thông nỗi lòng thương xót hai đứa trẻ. Chỉ thầm mong bố con anh gặp được một vận may bằng sự chung tay giúp sức của cộng đồng để bớt đi nỗi khốn khổ trên đôi vai người đàn ông cô quạnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Báo NNVN

Xin giúp hai phụ nữ chữa bệnh nan y
* Bị bệnh ung thư trực tràng, đã phẫu thuật vào tháng 2/2012, bà Phạm Thị Hải, 60 tuổi, ngụ tại xã Đăk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông vẫn đang tiếp tục điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM.
Hoàn cảnh gia đình bà rất khó khăn, ly hôn chồng đã lâu, bà một mình làm nghề nông, nhặt ve chai nuôi các con. Hiện bà sống với gia đình người con gái cũng nghèo khổ như bà. Dù bà Hải có BHYT nhưng chi phí đi lại, thuốc men ngoài danh mục đã vượt quá khả năng của gia đình.

* Bà Hứa Thị Ân, 65 tuổi, ngụ tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bị ung thư cổ tử cung, điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM. Con cái bà đã có gia đình riêng nhưng đều khó khăn nên không giúp được gì cho mẹ. Ngoài ra, bà còn mắc bệnh thiếu máu cơ tim và tiểu đường, phải uống thuốc thường xuyên, rất tốn kém. Vợ chồng bà đi làm mướn, thu nhập chẳng là bao. Để chữa bệnh, bà phải vay mượn hàng xóm số tiền 20 triệu đồng, không biết khi nào mới trả được.
Hai phụ nữ bệnh nặng đang cần sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa. Mọi đóng góp xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay, giúp hai phụ nữ này chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Phunuonline

Hai hoàn cảnh cần được giúp đỡ
1. Gia đình ông Lê Văn Quyền, ở thôn 11, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đang rơi vào cảnh cùng đường bởi cả nhà gặp chứng bệnh nan y. Năm 1999, con gái Lê Thị Huyền cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc bắt đầu sống chung với bệnh tim bẩm sinh. 14 năm nay, vợ chồng ông lo thuốc men chữa trị cho con. Năm 2009, vợ ông (bà Lan) lại mắc bệnh gan và lao phổi. Với thu nhập ít ỏi, thất thường từ nghề phụ hồ, làm cỏ, hái cà phê, bốc vác… không đủ trang trải các chi phí trong gia đình nên ông Quyền ra sức làm thêm bằng đủ mọi cách. Những tưởng khó khăn chỉ dừng ở đó, nào ngờ hơn 2 tháng trước, sau một lần ngã xe, ông phát hiện bị ung thư não giai đoạn cuối. Hiện ông Quyền chỉ dùng thuốc giảm đau để cầm cự qua ngày. Dù tuyệt vọng nhưng bà Lan vẫn gắng sức đi mót cà phê và hái lá chè thuê kiếm cơm cho cả nhà. Nói với chúng tôi trong hơi thở nhọc nhằn, ông Quyền mong mỏi được các nhà hảo tâm giúp cho vợ con có cơ hội điều trị khỏi bệnh, con không phải bỏ học.

2. Gia đình bà Phạm Thị Bình (điện thoại: 01633823135) ở đội 4, thôn Quang Trung, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang sống những tháng ngày chật vật trong cái lán ở ven chân đê bởi những người đàn ông trụ cột trong gia đình đã lần lượt qua đời. Chồng bà là thương binh nặng đã mất từ 18 năm nay, bà sống cùng vợ chồng người con trai. Năm 2012, con trai bà đột ngột mất do bệnh hiểm nghèo, để lại vợ trẻ cùng đứa con 5 tuổi và đứa chưa kịp chào đời. Nay, cháu lớn đang học lớp 1, cháu nhỏ chưa tròn 1 tuổi, cả nhà 4 miệng ăn chỉ trông vào quán nước nhỏ. Cuộc sống tạm bợ trong túp lều cứ hễ mưa gió là nước tràn vào. Bà Bình mong sao gom góp được tiền sửa sang lại túp lều và có tiền cho cháu lớn tiếp tục được đi học, cháu bé có sữa uống.
Tình cảnh gia đình ông Quyền và bà Bình thật đáng thương. Mong bạn đọc gần xa, các nhà hảo tâm quan tâm, chia sẻ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về theo địa chỉ trên hoặc Quỹ Trái tim nhân ái Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số tài khoản: 10 20100 000 26356 - Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội.
Theo Thảo Nguyên (HàNộiMới)

Cám cảnh gia đình bà bệnh tim cháu ung thư mắt

Bệnh ủ đã lâu nhưng gia đình bé không hề phát hiện ra căn bệnh này, vì gần như không thấy triệu chứng của bệnh. Trước đây, anh chị chỉ thấy lạ là có những hôm bị cúp điện nhìn vào con mắt của bé thì thấy sáng như mắt mèo.

Chị Sáu bắt đầu với chúng tôi (PV) bằng câu chuyện buồn về gia cảnh của mình. Chị Sáu kể, bao nhiêu năm vợ chồng sống trong căn nhà tồi tàn dột nát. Mãi tới năm 2010, địa phương mới xây cho ngôi nhà tình thương. Vợ chồng mừng mừng tủi tủi bây giờ không lo cảnh trời mưa, trời nắng nữa. Có nhà rồi vợ chồng ráng lo làm ăn nuôi con ăn học. Cái sổ hộ nghèo tôi cũng nhường lại cho gia đình khác.

Niềm vui có nhà, bước qua diện hộ nghèo của địa phương, điều anh chị rất tự hào. Vợ chồng từng tâm sự với nhau giờ chỉ lo làm ăn nuôi con ăn học. Niềm vui chưa trọn vẹn được 1 năm thì tai ương lại ập tới gia đình chị. Tai ương lần này có thể lấy đi của anh chị rất nhiều tiền và nếu anh chị không có đủ tiền thì có thể mạng sống của đứa con cũng bị cướp mất.

Đứa con đáng thương của anh chị đó là Đỗ Hồng Lắm (3 tuổi cư ngụ tại số 90, ấp Tân Long xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đang mang trong mình căn bệnh ung thư mắt.

Bệnh ủ đã lâu nhưng gia đình bé không hề phát hiện ra căn bệnh này, vì gần như không thấy triệu chứng của bệnh. Trước đây, anh chị chỉ thấy lạ là có những hôm bị cúp điện nhìn vào con mắt của bé thì thấy sáng như mắt mèo.

Nhìn thấy biểu hiện lạ, nhưng nhìn kỹ hai con mắt của bé cũng không thấy dấu hiệu sưng tấy hay đỏ, bé cũng không quấy khóc, nên anh chị cũng cho đó là bình thường.

Mấy tháng sau, mắt bé đỏ, bé thường sốt về đêm và quấy khóc, cứ từ 3h sáng trở đi là bé khóc không ai có thể chợp mắt nổi. Anh chị đưa bé đi khám ở đâu cũng chỉ được bác sĩ kê toa viêm giác mạc. Uống bao nhiêu thuốc, bệnh cũng không thuyên giảm, sáng nào bé cũng khóc ngằn ngặt.

Sốt ruột, anh chị gom tiền đưa con lên bệnh viện tỉnh, sau đó lại được chuyển lên BV Nhi Đồng 1, TP.HCM. Sau 2 ngày bác sĩ tìm ra nguyên nhân căn bệnh ung thư hốc mắt, bé Hồng Lắm lại được chuyển tới BV Ung Bướu, TP.HCM.

Tới đây, bé được xạ trị nhưng một con mắt đã không thể cứu vãn, con mắt còn lại, nếu có đủ tiền bạc điều trị thì có khả năng còn cứu được.

“Bây giờ, hai mẹ con cứ nay Viện Mắt mai viện Ung Bướu, gia đình em thật sự bi đát lắm rồi. Bé có bảo hiểm đấy nhưng nhiều chi phí ngoài lắm. Tiền thuốc ngoài danh mục, tiền đi lại, tiền xét nghiệm… những thứ này phải thanh toán hết. Ăn thì còn có thể xin cơm từ thiện chứ tiền thuốc và tiền đi lại chả xin ở đâu được. Bác sĩ ở Viện Mắt động viên cứ cố đưa qua khám đều, họ sẽ hỗ trợ 50% viện phí chứ nếu bỏ không kiểm tra con mắt còn lại lồi ra nguy hiểm tới tính mạng bé. Biết là vậy, nhưng lấy tiền đâu ra bây giờ. Bà nội bé thì cũng đang điều trị bệnh hở van tim 3 lá ở viện tỉnh, cha bé phải chăm. Còn em thì ôm con trên này thử hỏi tiền đâu ra. Còn một đứa lớn học lớp 2 ở nhà suốt ngày ăn rình hàng xóm. Giờ em không dám nghĩ ngày mai gia đình em sẽ như thế nào nữa”, chị Sáu buồn rầu chia sẻ.

Bây giờ, trụ cột trong gia đình là Đỗ Văn Hoàng làm thuê bữa đực, bữa cái để nuôi mẹ già bệnh tim và đứa con ung thư. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên đôi vai người con, người chồng, người cha. Mỗi ngày làm công chỉ vỏn vẹn 100 ngàn đồng, anh biết chia sẻ cho ai.

Cầu mong sao, bé Hồng Lắm sẽ được giúp đỡ để cứu được con mắt còn lại. Hy vọng em sẽ không phải sống trong cảnh tăm tối suốt đời.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1, Gửi trực tiếp chị Phạm Thị Sáu (số 20, ấp Tân Long, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp. ĐT: 0120 588 2489)
2. Qua Báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ Đỗ Hồng Lắm con chị Phạm Thị Sáu)
Qua TK ngân hàng Vietcombank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

Qua TK ngân hàng Viettinbank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
-Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
-Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3, TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Báo VietNamNet

Xin giúp hai cháu bé chi phí chữa bệnh
* Cháu Hoàng Lê Ý Anh (bảy tuổi, ngụ tại xã Đăk Săk, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông) bị bướu nguyên bào thần kinh, đang điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM.
Ngoài chế độ BHYT, gia đình cháu phải mua thêm nhiều loại thuốc ngoài danh mục rất tốn kém. Tai họa tiếp tục ập xuống khi tháng 5/2012, mẹ cháu phải nhập viện vì ung thư vú. Ba mẹ cháu làm rẫy, cuộc sống rất chật vật, nay trong nhà có hai người bệnh hiểm nghèo nên khó khăn càng chồng chất…
*Cháu Nguyễn Phúc Nhân (chín tuổi, ngụ tại xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) bị ung thư máu, cũng đang điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM. Cha cháu không có việc làm ổn định nên thu nhập ít ỏi. Cả nhà bốn người chỉ trông vào công việc làm móng tay dạo của mẹ cháu nên rất khó khăn. Gia đình cháu Nhân không có đất đai, hàng xóm thương tình cho cất tạm chiếc chòi để trú ngụ. Do không có BHYT nên thời gian đầu nhập viện, gia đình cháu phải vay mượn khắp nơi, nay thì không còn khả năng xoay xở nữa.
Hai cháu nhà nghèo bệnh nan y rất cần được giúp đỡ. Mọi đóng góp xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay gia đình giúp hai cháu chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!
Theo BÁO PHỤ NỮ TP.HCM

Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Dak Lak

Kính gửi: Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể; các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; các doanh nghiệp, doanh nhân và toàn thể nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Thay mặt trẻ em Dak Lak và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, chúng tôi gửi tới Quý vị lời chào trân trọng, lời cảm ơn chân thành về những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu mà Quý vị đã dành cho trẻ em tỉnh nhà.
Trong 3 năm (2010-2012), Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị, cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh để phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng hơn 350 trẻ em khuyết tật, trong đó có 120 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; trao học bổng cho 863 trẻ em nghèo vượt khó học giỏi; tặng quà cho 3.967 em là con gia đình chính sách nghèo, mồ côi, khuyết tật, vùng sâu vùng xa; hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, đồ chơi cho trường mầm non ở xã đặc biệt khó khăn… với tổng trị giá trên 6,9 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều em đã vượt qua bệnh tật, khó khăn vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, toàn tỉnh vẫn còn hơn 11.910 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trong đó có hàng nghìn trẻ em hoàn cảnh khó khăn, phải nghỉ học, lao động sớm, có hơn 5.000 trẻ em bị khuyết tật chưa được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; hơn 100 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh cần được phẫu thuật; số trẻ em này đa phần sống trong gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chưa được phẫu thuật, vẫn phải gánh chịu nỗi đau về tinh thần và thể xác; các em thật sự đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.
Phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân” và thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”; nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 sắp đến, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh kêu gọi các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay góp sức, chia sẻ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, thông qua hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật, đồ dùng học tập… để các em được “Hưởng một cái Tết cổ truyền đầm ấm”, giảm bớt khó khăn và cuộc sống tốt hơn, giúp các em xóa dần mặc cảm vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Vì sự nghiệp Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh, rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý vị. (Mọi sự đóng góp xin gửi về: Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Dak Lak; số 23 đường Trường Chinh, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak; Điện thoại: 05003.954.033; Tài khoản số: 0231000012294 tại Ngân hàng Ngoại thương tỉnh Dak Lak).
UBND tỉnh Dak Lak

 Bệnh nan y, hai cháu bé cần giúp đỡ
* Gần một năm nay, cháu Lê Thị Quỳnh Anh, ba tuổi, ở thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông phải vào BV Ung Bướu để điều trị bệnh ung thư xương.
Sau bốn toa thuốc đặc trị, bệnh của cháu vẫn chưa thuyên giảm, khối u mọc trên đầu khiến cháu thường xuyên đau đớn. Từ khi Quỳnh Anh phát bệnh, cha mẹ cháu phải bỏ dở công việc làm thuê, phụ hồ, gửi đứa con 18 tháng tuổi cho bà nội nuôi để vào bệnh viện chăm sóc Quỳnh Anh. Cuộc sống cả nhà không còn nguồn thu nhập nào, đều phải nhờ sự giúp đỡ của bà con, hàng xóm.
* Cách nay một năm, bé Trần Thị Yến Trinh, ba tuổi, ngụ tại xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy kiệt, thiếu máu, không đi được. Khi bệnh viện tỉnh chuyển lên, các bác sĩ tại BV Ung Bướu chẩn đoán cháu bị ung thư máu. Ba cháu làm thuê, mẹ công tác tại Hội Phụ nữ, phải chăm sóc bà nội già yếu nên gia đình rất khó khăn. Từ ngày Trinh bệnh, mẹ cháu phải nghỉ làm nuôi con ở bệnh viện, cả nhà chỉ trông vào thu nhập bấp bênh, ít ỏi của ba cháu.
Xin bạn đọc hảo tâm chung tay giúp đỡ hai cháu bé chi phí chữa bệnh. Mọi đóng góp xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay gia đình. Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Báo Phụnữ


Giúp bé trai bị ung thư máu
Đại diện Báo Người Lao Động tại Văn phòng Đà Nẵng vừa trao số tiền 2,8 triệu đồng do bạn đọc ủng hộ giúp đỡ cháu Trần Nhật Long, con anh Trần Tiến Lâm và chị Hoàng Thị Dương ở xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh .
 Anh Lâm cho biết nhiều bạn đọc đã trực tiếp gửi 18 triệu đồng đến gia đình để giúp cháu Long.
Cháu Long là nhân vật trong bài viết Bé trai bị ung thư máu trên Báo Người Lao Động số ra ngày 28-10, mới 4 tuổi đã mắc căn bệnh quái ác nhưng nhà quá nghèo nên không có tiền chữa trị.

“Nhờ bạn đọc giúp đỡ, vợ chồng tôi mới có tiền đưa cháu ra Hà Nội truyền máu và chữa trị. Long vừa về nhà, sức khỏe đã tiến triển hơn nhưng do truyền nhiều hóa chất nên tóc đã rụng hết” - anh Lâm nói.
Theo Báo Người Lao Động

Nỗi đau cô giáo nuôi con ung thư máu
Những bi kịch liên tục giáng xuống gia đình tôi, tưởng chừng như tôi không thể vượt qua nổi. Trong khi chồng trút hơi thở cuối cùng thì đứa con lớn đang điều trị ung thư bơ vơ nơi bệnh viện, tôi ngất xỉu rồi trở dạ sinh đứa thứ 2. Ngày hôm sau hạ huyệt cho chồng cũng là lúc đứa con thứ 2 chào đời.
Đó là hoàn cảnh bi đát của gia đình bé Hồ Doãn Hùng (11 tuổi cư trú tại thôn 13A, xã Eakly, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk). Mới 11 tuổi đầu nhưng em đã phải 5 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu.

Năm Hùng lên 6 tuổi bước vào lớp 1 cũng là lúc hoàn cảnh gia đình đang rất khó khăn vì phải dồn tất cả số tiền kiếm được chữa bệnh cho cha. Cuộc sống khó khăn nên mọi thứ chi tiêu ăn uống đều phải tiết kiệm ở mức tối đa. Thấy Hùng ngày càng xanh xao vàng vọt gia đình cũng chỉ nghĩ có thể do hoàn cảnh thiếu thốn, ăn uống không đủ chất nên mới sinh ra thế. Ít ngày sau thì Hùng càng gầy rộc, cái bụng ngày một to ra.

Chị Xuân Thu lại phải nghỉ dạy học đưa con đi Bệnh viện Đa khoa Đăk Lăk để khám bệnh, cầm kết quả trên tay chị không khóc thành tiếng, nhưng mắt chị nhòa lệ. Bởi chị quá đớn đau, chị còn đang phải lo chạy chữa cho người chồng bị bệnh viêm gan B mãn tính đã nhiều năm đang điều trị ở TP.HCM. Bây giờ lại thêm một nỗi đau nữa, đứa con thân yêu của chị cũng mắc bệnh nan y, ung thư máu.

Đang lúc khó khăn rối bời, chị đã suy nghĩ rất nhiều về tương lai về hoàn cảnh gia đình khiến chị nhiều đêm mất ngủ, cơ thể chị rất yếu, ăn uống kém chị phải tới bác sĩ để khám bệnh thì chị mới hay chị đã cấn thai đứa thứ 2.

Chị lại phải gượng phải gồng mình cố gắng nuôi hy vọng một ngày nào đó chồng và con sẽ bớt bệnh. Với hoàn cảnh gia đình như thế, bây giờ trong gia đình chị vẫn là người khỏe mạnh nhất dù đang mang bầu nhưng chị cũng phải cố gắng rất nhiều.

Chồng chị vừa uống thuốc chữa bệnh vừa phải nuôi con bệnh, mỗi người một nỗi đau nhưng rồi họ cũng ráng động viên nhau để chiến đấu với bệnh tật. Nhiều đêm sau giờ dạy về nhà lao vào công việc cho đến khi chị đặt lưng xuống thì hình ảnh hai người ốm chăm nhau mà chị không cầm nổi nước mắt. Nhớ thương chồng con chị cũng chỉ biết khóc thầm một mình và nuôi hy vọng.

Vào tháng 8/2008, một tháng đầy biến cố đối với gia đình chị người chồng đang gắng gượng vừa uống thuốc vừa chăm con trong bệnh viện ngã quỵ. Anh được đưa vào Bệnh viện Gia Định cấp cứu, kết cục đau lòng, bệnh viện trả về do căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Hồ Doãn Hùng một mình bơ vơ trong bệnh viện tất cả được sự cưu mang của những người cùng phòng giúp đỡ, phải ngày hôm sau, mới có dì tới chăm sóc. Điều trớ trêu thay, cũng lúc đó căn bệnh của Hùng cũng tái phát.

Nỗi đau, sự mất mát quá lớn đã làm người đàn bà gục ngã. Chồng chị đã trút hơi thở cuối cùng khi đứa con đang rất cần người chăm sóc. Chị đã ngất xỉu được đưa tới bệnh xá thì cũng là lúc chị trở dạ sinh con.

“Lúc đó tôi đã choáng váng rồi không còn biết gì nữa, khi tỉnh dậy tôi đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Bụng thì đau mà tiếng trống tang chồng cứ vọng mãi như giáng mạnh vào đầu tôi. Khi hạ huyệt xong cho chồng cũng là lúc đứa con thứ 2 của tôi ra đời. Trở về nhà tôi hụt hẫng vô cùng một tay phải lo gánh vác một gia đình một đứa con bệnh, một đứa con đỏ hỏn, một mẹ già gần 80 tuổi. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, khó khăn chồng chất khó khăn, những khoản tiền đang cần phải chi và những món nợ cần phải trả khiến tôi nhiều đêm mất ngủ. Rồi tôi cũng phải bước qua nỗi đau để mình không thể gục ngã tiếp tục lo cho gia đình. Bây giờ một mình tôi đi dạy với đồng lương hơn 3 triệu đồng/tháng tôi luôn phải ứng trước trả sau. Mỗi tháng phải đưa con xuống viện 1 tuần thậm chí nửa tháng lại phải nhờ người dạy giúp, số tiền còn lại chẳng đáng là bao. Với điều kiện gia đình nhà tôi thì bây giờ cũng không thể vay được nữa vì những khoản nợ và hoàn cảnh như thế cũng không ai dám cho vay nữa”, chị Xuân Thu buồn rầu chia sẻ.

Với đồng lương không trọn vẹn của cô giáo Xuân Thu để lo cho một gia đình 4 miệng ăn với những người khỏe mạnh cũng đã khó khăn. Bây giờ, số tiền lương ấy chưa tới ngày lĩnh thì đã phải chia năm xẻ bảy cho những khoản tiền lãi hằng tháng, tiền chữa bệnh cho con… thực sự đang trong cảnh khốn cùng. Tôi tin rằng, một chút chia sẻ của bạn đọc sẽ là nguồn động viên rất lớn cho gia đình cô giáo Xuân Thu.

Mọi sự giúp đỡ hảo tâm xin gửi về địa chỉ:


1. Gửi trực tiếp: Cô giáo Phạm Thị Xuân Thu (thôn 13A, xã Eakaly, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. ĐT: 0167 522 8480)

2. Qua Báo VietNamNet ghi rõ ủng hộ cháu Hồ Doãn Hùng con cô giáo Phạm Thị Xuân Thu

Qua TK ngân hàng Vietcombank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

Qua TK ngân hàng Viettinbank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nộ
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
-Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
-Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 Theo báo VietNamNet

Xin cứu giúp chị Nông Thị Nguyệt
Tai họa ập đến gia đình chị Nông Thị Nguyệt, người dân tộc Tày, ngụ tại thôn 6, xã EaHu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk khi chồng chị là anh Lục Văn Ban bị sét đánh chết trên rẫy cách nay 2 năm. Người mẹ trẻ, sinh năm 1987, đã phải gắng gượng rất nhiều, vừa lo canh tác 2 sào vườn nhà, vừa ngược xuôi làm thuê bất kể công việc ruộng rẫy gì để có tiền đắp đổi cho 2 con nhỏ, sinh 2008 và 2010.
Nỗi thống khổ lại ập đến với người phụ nữ nhỏ nhắn này, khi nỗi đau mất chồng phần nào nguôi ngoai thì chính chị lại lâm vào cảnh bệnh tật hiểm nghèo. Từ một năm qua, chị Nguyệt phải điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM vì bị K (ung thư) niêm mạc má (ảnh). Đã qua giai đoạn hóa trị, đang được xạ trị đến lần thứ 10, chị Nguyệt vẫn tỏ ra kiên cường chống chọi và luôn hy vọng bệnh tật sẽ bị đẩy lui.
Chỉ có điều, hiện tại chị đã hoàn toàn kiệt quệ về tiền bạc sau một năm không lao động được, lại phải chi phí chữa bệnh, nuôi con, đi lại quá nhiều. Chị Nguyệt rơm rớm nước mắt khi kể về hai cô con gái bé nhỏ tên Thắm và Thơm, được bà con chăm giúp trong thời gian mẹ về TP trị bệnh. Chị ước ao được trợ giúp từ những tấm lòng thơm thảo, để chị có chút tiền tiếp tục điều trị, nuôi con và hy vọng.
Mọi giúp đỡ xin gửi về Ban Chương trình xã hội Báo SGGP, 399 Hồng Bàng, phường 14, quận 5, TPHCM; ĐT: (08) 22111263. Hoặc chuyển qua số tài khoản Báo SGGP: 310.10000.231438 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TP Hồ Chí Minh (ghi rõ nội dung chuyển: Giúp chị Nông Thị Nguyệt, báo SGGP ra ngày 29-10-2012).
Báo SGGP

Cụ bà nghèo nuôi cháu bệnh tật

Tóc đã muối sương, mắt đã mờ, tai nặng khi ở cái tuổi “gần đất xa trời” lẽ ra phải được nghỉ ngơi, con cháu phụng dưỡng, nhưng cụ bà Hồ Thị Xuân, ngụ tại đội 1 NT xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) hàng ngày vẫn phải đi mót từng củ mì bán kiếm tiền lo cơm, cháo cho đứa cháu gái bị bệnh thiểu năng trí tuệ.
Gia đình cụ Xuân sinh được hai người con. Nghiệt ngã một nỗi là người con trai út của cụ là anh Lê Đình Thanh (sinh năm 1982) lấy vợ chưa đầy 1 năm thì qua đời. Lúc người chồng qua đời thì cũng là lúc vợ anh đã có thai được 8 tháng.
Đáng thương ở chỗ, bé gái Lê Thị Hiền sau này sinh ra lại không được khỏe mạnh như bao nhiêu đứa trẻ khác, đến 4 tuổi mà cháu vẫn không biết nói, biết đi. Rồi gia đình cũng dành dụm được tiền đưa cháu đi khám tại bệnh viện tỉnh, các bác sĩ kết luận cháu bị bệnh thiểu năng trí tuệ.
Do không thể chịu đựng được cuộc sống thống khổ, nỗi bất hạnh đổ ập xuống đầu nên vào năm 2008, người con dâu của cụ cũng đã bỏ con lại cho bà nuôi rồi đi lấy chồng xa, không về nữa. Nỗi đau lại nối tiếp nỗi đau, chồng của cụ là ông Lê Đình Điềng, năm 2010, phát bệnh thần kinh, đi điều trị, bác sĩ kết luận ông đã bị nhiễm chất độc màu da cam, do có thời gian ông chiến đấu tại chiến trường Buôn Ma Thuật - Đắk Lắk.
Vì nhà quá nghèo không có tiền chạy chữa cho chồng, bệnh tình của chồng bà ngày một xấu đi và ông đã qua đời vào năm đó. Từ đây gánh nặng gia đình đã dồn hết lên đôi vai gầy bệnh tật của cụ. Mặc dù năm nay mắt đã mờ, chân chậm, lại bị bệnh phong khớp hành hạ nhưng sáng nào cụ Xuân cũng phải dậy từ 5 giờ sáng để lo cơm nước, giặt giũ cho cháu, sau đó lại vội vã đi vào rẫy của các hộ dân nhặt từng củ mì để nuôi đứa cháu mồ côi tội nghiệp sống qua ngày đọan tháng.
Nguồn thu nhập chủ yếu của hai bà cháu giờ đây chỉ trông chờ vào việc đi mót củ mì và nguồn trợ cấp mất sức lao động 120.000đ/tháng. Vì vậy, dù chi tiêu hết sức tằn tiện nhưng gia đình cụ vẫn không đủ ăn. Được biết, cụ có một người con trai cả nhưng cũng vì cuộc sống gia đình quá khó khăn nên không giúp được gì cho mẹ.
Mong ước lớn nhất của cụ Xuân bây giờ là ông trời đừng bắt cụ ốm, để đứa cháu mồ côi còn có chỗ nương nhờ. Gia cảnh này đang rất cần sự sẻ chia của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.3845431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.
Theo Báo NNVN

 

80 tuổi nuôi ba cháu nhỏ
Gần 80 tuổi, chân yếu, mắt mờ nhưng cụ Lam vẫn cặm cụi chăm cà phê , nuôi 3 cháu ăn học.
Đó là hoàn cảnh của cụ Võ Thị Lam (SN 1935, trú ở thôn 8, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), nuôi ba chị em Nguyễn Thị Vân (SN 1996), Nguyễn Minh Trung (SN 1999) và Nguyễn Minh Dũng (SN 2001) ăn học trong khi tuổi đã già, neo đơn. Mới đây, Vân phải nghỉ học lớp 9 để cùng bà làm việc kiếm tiền nuôi hai em đi học.
Cụ Lam kể: “Tui già rồi, đau yếu nên không nuôi ba cháu học cùng một lúc được”.
Năm 2006, anh Nguyễn Minh Chín (con ruột cụ Lam) qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Trước đó, gia đình đã bán đi nhiều tài sản để đưa anh đi TP HCM, Hà Nội chạy chữa nhưng không qua khỏi đành đưa về nhà chờ chết.
Sau khi cha mất, hai anh em Trung, Dũng từ Hà Tĩnh vào Đắk Lắk ở với bà nội. Năm 2008, người mẹ lại bỏ quê đi biền biệt nên Vân cũng vào Đắk Lắk sống với bà cùng hai em, Trung đang học lớp 6, Dũng học lớp 5.
Cụ Lam cho biết, không chỉ cụ thường xuyên ốm đau vì bệnh tuổi già mà hai cháu Vân và Dũng cũng mắc bệnh thận, tiểu ra huyết cầu.
Cụ không dám đưa cháu đi khám chỉ vì sợ không có tiền mua thuốc. Tài sản lớn nhất chỉ có 100 gốc cà phê, thi thoảng có thêm con gà chăm được bà ôm ra chợ bán để có tiền đong gạo.
Từ đầu năm tới nay, Cụ Lam đã mua chịu tiền xăng dầu, phân bón cà phê tới gần 5 triệu đồng.
Mong những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc gần xa giúp đỡ gia đình cụ Lam, tạo điều kiện cho ba chị em Vân tiếp tục đến trường.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi theo địa chỉ gia đình cụ Lam hoặc Ban đại diện Báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên 26 Trần Nhật Duật, Buôn Ma Thuột, hoặc tài khoản báo Tiền Phong số 1231 0000 062175, Ngân hàng đầu tư và Phát triển VN, chi nhánh Quang Trung, Hà Nội).

Theo Báo Tiền Phong
 
Cháu bé mồ côi đang cần có sữa

Khi bài báo “Xin cứu chị Hà 20 tuổi cơ hội sống” chuẩn bị lên khuôn thì cũng là lúc tác giả bài viết nhận tin dữ, chị Hoàng Thị Hà vừa trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hà ra đi để lại cho người chồng phụ bán quán cà phê ven đường Lý Nam Đế, TP Huế một đứa con sinh non mới hơn tháng tuổi, đỏ hỏn tên Hoàng Phi chưa một lần được ngậm bầu sữa mẹ và một khoản nợ gần 100 triệu đồng tiền viện phí điều trị cho vợ.

Anh Hoàng Dũng, chồng chị Hà cho biết, từ khi mang thai 3 tháng, Hà bị phù do thai chèn thận. Ngày 5-9 vừa qua, gia đình đưa Hà vào Bệnh viện Trung ương Huế để sinh con dù thiếu tháng. Sinh mổ xong, Hà phải chuyển vào Khoa Nội thận, rồi lại chuyển lên phòng Hồi sức cấp cứu thở bằng máy. 48 ngày qua, để điều trị căn bệnh hiểm nghèo cho Hà, gia đình chạy ngược xuôi vay mượn số tiền gần 100 triệu đồng để các bác sĩ 4 lần chạy máy siêu lọc chất độc trong gan, thận và toàn bộ cơ thể ra ngoài (15 triệu đồng/lần lọc máy), đó là chưa kể tiền bệnh viện, tiền kháng sinh 1,5 triệu đồng/ngày. Vậy mà Hà vẫn ra đi…

Trong khi đó, bé Hoàng Phi mà Hà sinh thiếu tháng, được nuôi bằng lồng kính tại Bệnh viện Trung ương Huế. Nay cháu đã được gia đình đưa về nhà. Hiện tại cháu rất cần có sữa để uống nhưng gia đình quá khó khăn. Anh Hoàng Dũng, ba cháu cũng vừa có đứa con đầu nên rất lúng túng trong việc chăm sóc cháu.

Chúng tôi chia sẻ thông tin này để mong bạn đọc tiếp sức cho cháu bé tội nghiệp. Mọi giúp đỡ vui lòng liên hệ: anh Văn Thắng, ĐT: 0915829548.
 Theo V. THẮNG (SGGP)


 

Mẹ thiếu tiền… mạng con khó cứu!
Thân hình gầy yếu, đôi chân đi vẫn còn chưa vững, trên khuôn mặt không thể nở nụ cười vì căn bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm đa cơ, viêm da cơ làm em đau đớn. Đó là em Lãnh Đức Tuân (11 tuổi, dân tộc Nùng, cư ngụ tại thôn 2, xã Đăk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông) đang từng ngày từng giờ chống chọi với bệnh tật.

Sau lần chân đau không thể đi nổi, kèm theo sốt cao li bì và bị co giật, em được gia đình đưa đi viện tỉnh cấp cứu và được chẩn đoán viêm não. Sau 2 ngày điều trị, em hết sốt được cho xuất viện, nhưng chỉ về nhà được 2 ngày thì em bị đau trở lại, toàn thân phù nề, thở rất khó khăn, gia đình lại tức tốc đưa xuống Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM để điều trị.
Qua thăm khám, bác sĩ kết luận em bị bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm đa cơ, viêm da cơ một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời đúng phác đồ thì nguy cơ tàn tật hoặc tử vong rất cao. Căn bệnh này phải điều trị bằng liệu pháp sinh học rất tốn kém và lâu dài.

Nghe bác sĩ thông báo bệnh và hướng điều trị, chị Liên chỉ còn biết khóc. Bởi đối với gia đình chị thì quanh năm đầu tắt mặt tối cái ăn còn chưa đủ no, tiền thì luôn luôn thiếu, bây giờ con bệnh tiền đâu mà chữa. Hơn nữa, những liều thuốc tiền triệu phải điều trị lâu dài thì ngoài sức tưởng tượng của chị.

16 tuổi, chị Liên rời quê vào Đăk Nông với hai bàn tay trắng, hằng ngày đi làm thuê kiếm sống. Chưa kịp có tích lũy cho cuộc sống thì chị gặp anh Thanh chồng chị bây giờ. Anh Thanh cũng trong hoàn cảnh như chị, hai vợ chồng hai bàn tay trắng lấy nhau sống nhờ bằng những đồng tiền làm thuê làm mướn.

Lấy nhau về vừa chịu khó làm việc vừa tiết kiệm, anh chị cũng đã mua được 4 sào đất để trồng bắp kiếm thêm thu nhập. Tháng ngày đắp đổi, khéo thu vén cái gia đình nhỏ ấy ngày một phát triển. Hai vợ chồng đã dựng được căn nhà để có chỗ trú ngụ.

Theo chị Liên, vợ chồng đã phải cố gắng chắt chiu lắm mới có được chừng đó, kể gọi cái nhà, miếng đất chứ giá trị chẳng bao nhiêu. Với 4 sào đất trồng bắp mỗi vụ thu được hơn tấn hạt với giá 3,5-4 ngàn đồng/kg, trừ hết chi phí công cũng chẳng còn đáng là bao.

Ngoài những lúc làm việc nhà hai vợ chồng lại kiếm việc làm thuê lấy tiền trang trải gia đình, nuôi con ăn học.
“Tôi thật không thể ngờ nổi lại có căn bệnh này, tưởng chừng nó cũng nhẹ, nhưng nghe bác sĩ tư vấn tôi không thể tin vào tai mình. Căn bệnh rất nguy hiểm phải được điều trị lâu dài, nếu không được điều trị theo đúng phác đồ có thể nguy hiểm tới tính mạng. Có tiền mới điều trị bằng liệu pháp sinh học được, nếu không có tiền điều trị bằng loại thuốc rẻ tiền thì tác dụng phụ dẫn tới mù mắt, xương dễ gãy và nó sẽ biến nhiều chứng khác nữa.

Bây giờ đối với gia đình tôi điều trị bằng thuốc rẻ tiền cũng còn khó chứ nói gì tới thuốc sinh học. Bác sĩ thông báo tới đây bé phải dùng thuốc mỗi tháng 1 liều 7 triệu đồng, thuốc này không nằm trong danh mục bảo hiểm. Tôi đã tìm hết cách rồi, chồng ở nhà cũng không thể kiếm số tiền lớn như thế. Tôi đã xin bác sĩ cho về nhưng bác sĩ bảo về sẽ nguy hiểm tới tính mạng của con. Đường cùng tôi mới phải làm vậy chứ nỡ lòng nào đưa con về nhà nhìn con đau đớn chờ chết. Tôi thì có thể xin cơm từ thiện ăn nhưng tiền mua thuốc thì xin ở đâu được… ”, chị Liên buồn rầu chia sẻ.

Khi chúng tôi gặp bác sĩ Kim Yến - Khoa Tim mạch, người điều trị trực tiếp cho em Lãnh Đức Tuân để biết thêm thông tin về bệnh của em, được bác sĩ chia sẻ: Gia đình này nghèo lắm, đi viện mà còn không có tiền uống thuốc, ăn cơm. Người nhà bệnh nhân mới xin về nhưng bác sĩ còn giữ lại điều trị, cho về là nguy hiểm tới tính mạng. Căn bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm đa cơ và viêm da cơ của bé Tuân phải được điều trị bằng liệu pháp sinh học thì sẽ ít để lại di chứng về sau, nếu không có tiền điều trị thuốc rẻ tiền thì di chứng để lại rất nặng nề xương giòn dễ gãy chỉ cần tác động nhẹ có thể gãy xương, mắt sẽ bị mờ và nhiều di chứng nặng nề khác.

Để giành giật được một mạng sống từ tay tử thần đối với một gia đình nghèo khó như chị Liên là điều không hề dễ dàng và cơ hội ấy đang dần dần tuột mất. Nhưng tôi tin với sự cảm thông, chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm thì cơ hội sẽ được rộng mở.

Mọi sự giúp đỡ em Lãnh Đức Tuấn xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể đóng tiền tạm ứng viện phí cho em Tuân tại Phòng tài chinhs kế toán hoặc Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM để số tiền dùng đúng mục đích chữa bệnh hoặc Lãnh Văn Thanh (thôn 2, xã Đăk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông)

2. Qua báo VietNamNet ghi rõ ủng hộ cháu Lãnh Đức Tuân con anh Lãnh Văn Thanh

Qua TK ngân hàng Vietcombank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

Qua TK ngân hàng Viettinbank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nộ
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
-Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
-Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Theo VNN

Quyết không cho chuyển viện vì… sợ chết cả nhà
Người chồng địu con trên lưng vượt trên 100km lên bệnh viện tỉnh chăm người vợ trẻ mắc bệnh hiểm nghèo nhưng trong túi không còn một đồng. Cuộc sống của cả nhà hàng ngày phải nhờ cậy tất cả vào bếp ăn tình thương của bệnh viện.
Hơn 10 ngày qua, chị Ka Tin (15 tuổi), ngụ tại xã Phi Liêng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đang khỏe mạnh bình thường bỗng mắc chứng “bệnh lạ”. Chị Tin đau nhức toàn thân đến nỗi không thể ăn uống, đi lại được. Nhiều người thiếu hiểu biết trong thôn đồn đại rằng chị Tin đã bị con “ma rừng” gọi tên, muốn bắt đi.
Hàng ngày chị Tin nằm, ngồi không yên vì cơn nhức hành hạ đến tận xương tủy, nhiều lúc chị chỉ muốn tìm đến cái chết để chấm dứt cơn đau nhức kinh hoàng “từ trên trời rơi xuống” này.
Bao đời nay những thành viên trong gia đình chị Tin vẫn quan niệm có bệnh thì tự khỏi, không khỏi được là ông trời bắt phải chết, cái số đã định thì không có cách nào tránh khỏi.
Chính quyền thôn, xã đã không ít lần đến từng nhà tuyên truyền, vận động đau ốm thì phải đi viện nhưng do nhận thức hạn chế nên hầu hết họ đều bỏ ngoài tai. Ít ai nghĩ bệnh viện lại là nơi có thể điều trị khỏi bệnh. Đó cũng là nguyên nhân khiến không ai muốn đưa chị Tin đi viện, dù chị Tin phải sống trong đau đớn, tuyệt vọng vì “bệnh lạ”.
Cũng may, chồng chị Tin là anh K’Thăng (21 tuổi) có cái nhìn tiến bộ hơn hẳn những thành viên khác trong gia đình. Anh K’Thăng phải “đấu tranh” quyết liệt trong nhiều giờ đồng hồ mới được gia đình chấp nhận cho chị Tin ra Trung tâm y tế huyện Lâm Hà khám bệnh.
Tại đây, các bác sĩ xác định chị Tin bị áp-xe toàn thân, nghi do tụ cầu gây ra.
Do bệnh ít gặp, việc phẫu thuật và điều trị gặp rất nhiều khó khăn nên chị Tin được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng đau đớn, kiệt sức, chỉ biết khóc lóc như một đứa trẻ.
Anh K’Thăng gói ghém đồ đạc, địu đứa con vừa tròn 1 tuổi lên lưng, gom hết số tiền trong nhà sau 2 năm vợ chồng chung sống với nhau tích cóp được lên tỉnh đóng viện phí mà vẫn không đủ.
Bà Trương Thị Châu, BS khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết nhận thấy đây là một trường hợp khá phức tạp nên các bác sĩ đã làm thủ tục, động viên gia đình đưa chị Tin xuống TP HCM điều trị nhưng anh K’Thăng nhất quyết không chịu.
Hiện nay khoa Ngoại chấn thương đang theo dõi chặt tình trạng sức khỏe của chị Tin. Nếu gia đình vẫn kiên quyết không cho chị Tin chuyển viện buộc các bác sĩ phải chờ những áp-xe trên người chị Tin đến “độ chín” để tiến hành phẫu thuật.
“Chúng tôi e ngại phẫu thuật cho chị Tin tại bệnh viện tỉnh là do công nghệ của bệnh viện chưa cao, khả năng tái phát sau phẫu thuật là có thể xảy ra” - bà Châu cho biết.
Tiếp xúc với phóng viên, anh K’Thăng sụt sịt lý giải bằng tiếng Kinh rằng anh không muốn cho vợ chuyển viện vì sợ xuống TP HCM cả nhà sẽ chết đói.
Theo anh Thăng, có 1 triệu đồng đóng hết tiền viện phí, hiện trong người anh không còn lấy một đồng. Mỗi ngày hai bữa cơm của vợ chồng cùng đứa bé 1 tuổi phải nhờ cậy tất cả vào bếp ăn tình thương của bệnh viện.
“Nếu không có cơm của bệnh viện, hai cha con em phải ra đường đi xin ăn rồi. Chăm vợ không mệt như đi hái cà phê thuê trên rẫy nhưng cái bụng nó vẫn đói lắm. Bây giờ mà chuyển viện thì xuống đó (TP HCM) cả nhà chết hết vì đói” - anh K’Thăng chia sẻ.
Mọi hỗ trợ xin gửi về địa chỉ:
1. Anh K’Thăng, thôn Liêng Đơng, xã Phi Liêng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
2. Tòa soạn Báo điện tử Kiến Thức
Địa chỉ: tầng 5, Tòa nhà Láng Trung, số 60/850, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: (04) 62.765.887; (04) 62.765.886. Hotline: 098.884. 4039.
Số tài khoản ngân hàng: 126.10.000.119.106 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Ba Đình (Hà Nội). Chủ tài khoản: Báo điện tử Kiến Thức
Xin vui lòng ghi cụ thể tên người được hỗ trợ hoặc tên bài báo có nhân vật được hỗ trợ. Kienthuc.net.vn cam kết chuyển đến tận tay.
Trân trọng!

(Kienthuc.net.vn)

Một “gia đình thủy tinh” cần sự giúp đỡ
Theo giới thiệu của anh Đoàn Văn Hùng- cán bộ phụ trách Thương binh-Xã hội phường Nguyễn Trãi (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), chúng tôi tìm đến ngôi nhà mà bà con nơi đây quen gọi là “gia đình thủy tinh” ở tại tổ 5, phường Nguyễn Trãi (TP. Kon Tum). Đó là gia đình của anh chị Võ Tấn Thành (42 tuổi), vợ Trần Thị Liên (39 tuổi), cùng 3 người con là cháu Võ Thị Thanh Thảo (18 tuổi), cháu Võ Hoài Anh Thi (16 tuổi) và cháu Võ Minh Thiện (14 tuổi). Một gia đình có 5 người nhưng đã có đến 4 người mắc căn bệnh “xương thủy tinh” quái ác, trừ anh Võ Tấn Thành.

Trong ngôi nhà cấp 4 được xây bằng gạch tuềnh toàng, thấp lè tè, chị Liên nước mắt ngắn dài cho biết, vì vợ con tật nguyền nên ngày nào chồng chị cũng vất vả với công việc làm thuê cuốc mướn để kiếm miếng ăn qua ngày. Còn 4 mẹ con chị dù bệnh tật cũng cố dìu dắt nhau tự lo cơm nước, đưa nhau đến trường để sau này khi anh chị chết đi chúng còn có cái nghề nuôi thân.
 
Ngồi nói chuyện tâm tình, nhìn 3 mẹ con chị Liên mà chúng tôi không kìm được nước mắt. Ở cái tuổi 39 và đã làm mẹ 3 đứa con nhưng chị Liên chỉ cao vỏn vẹn gần 1 mét. Nguyên nhân, theo các bác sĩ xác định đó là do căn bệnh quái ác “xương thủy tinh” đã làm chị ngày càng thấp dần đi. Không chỉ có chị mà cả 3 đứa con dù đã 17-18 tuổi vẫn có hình hài như trẻ con.

Trong tiếng nấc, chị Liên đã kể về cuộc đời đầy sóng gió của gia đình mình. Chị sinh ra, lớn lên như bao người khác, rồi quen anh Thành và cùng nhau lập gia đình. Khoảng năm 1998, lúc chị sinh cháu út Võ Minh Thiện, một lần chị vô tình bị ngã và khi đi khám tại Bệnh viện Quân y 211 tại Gia Lai, các bác sĩ cho biết chị bị căn bệnh mục xương-hay còn gọi bệnh xương thủy tinh (tức là không thể khoan để bắt vít vào xương được vì xương bị bể, chỉ có thể bó bột để giữ xương thôi-P.V). Lần đó chị phải nằm im một chỗ mấy tháng liền; đến khi xương lành lặn, chị lại phải lao động để cùng chồng nuôi con. Tuy nhiên, càng ngày lưng chị còng hẳn xuống và cơ thể thì cứ rút lại dần.

Căn bệnh quái ác ấy không chỉ hành hạ trên thân xác của người mẹ mà hành hạ cả 3 đứa con của chị. Trong cả 3 đứa con của chị thì cháu Võ Hoài Anh Thi bị gãy xương đến 4 lần; tất cả đều gãy xương đùi, hết đùi trái rồi lại đến đùi phải. Cứ mỗi lần như vậy, Thi phải bó bột hàng tháng trời vì xương của em quá mục nên các bác sĩ không thể bắt đinh, vít xương như người thông thường. Còn cháu đầu (cháu Thảo) và cậu con trai út (cháu Thiện) dù rất cẩn trọng nhưng cũng đến mấy lần bị gãy xương. Đặc biệt, cháu Thiện trong một lần bị gãy xương chân, do chỗ bị gãy gần cổ chân phải nên chân bị teo lại, đến giờ vẫn không thể đi lại được.

Cô Phạm Thị Hòa- Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du cho biết: Dù mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng cả 3 chị em vẫn không từ bỏ niềm đam mê được đến trường. Ròng rã những năm qua, ba chị em đến trường hoặc trong sự cố gắng tột cùng của bản thân (như em Thảo); hoặc nhờ các bạn cõng đến lớp hoặc được mẹ chở bằng xe đạp... Trong trường, cô giáo căn dặn các bạn giúp đỡ và tránh va chạm với các em... vì chỉ cần vấp nhẹ là chân các em bị gãy.

Còn anh Đoàn Văn Hùng, cán bộ phụ trách Thương binh-Xã hội phường Nguyễn Trãi cho biết, nhà chị Liên nằm trong số gia đình nghèo của phường. Tất cả các hoạt động từ thiện nào phường cũng quan tâm đến gia đình chị và các cháu. Hiện tại, 3 cháu mỗi tháng được trợ cấp 180.000 đồng/cháu theo Nghị định 67/CP của Chính phủ.

Hiện cháu Thảo đang học lớp 12 Trường THPT Lê Lợi, hàng ngày phải đi bộ 5 cây số để đến trường; cháu Thi mặc dù đã 16 tuổi nhưng đang học lớp 8 và cháu Thiện do bị liệt hai chân nên không thể đến trường được. Chị Liên tâm sự, hai vợ chồng rất lo rồi mai đây khi ba mẹ mất đi các con sẽ sống ra sao. Do đó anh chị cố gắng cho các con học hành để sau này tự nuôi bản thân. Cháu Thảo có năng khiếu vẽ, mong muốn sau này sẽ theo nghề vẽ tranh (vừa rồi cháu tham gia vẽ tranh tự chọn chủ đề, cháu đã đạt giải cao cấp tỉnh với bức tranh “Đồng quê”); còn cháu Thi tâm sự sẽ cố gắng học để sau này sống bằng nghề vi tính.

Ước mơ của các cháu là vậy, nhưng trở thành hiện thực hay không là cả quá trình, trong đó sự quan tâm của chính quyền địa phương, của xã hội là rất quan trọng. Do đó, bài viết này mong muốn có được sự quan tâm giúp đỡ của quý độc giả để “gia đình thủy tinh” vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này, vươn lên trong cuộc sống.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Tòa soạn báo Gia Lai hoặc gia đình anh, chị Võ Tấn Thành và Trần Thị Liên, tổ 5, phường Nguyễn Trãi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Theo Báo Gia Lai

 

Mã số 750: “Không có tiền đâu mà chữa cho nó!”
Hơn 20 tháng nhưng A Huỳnh chưa biết nói, chưa biết ngồi, chưa biết lẫy; chỉ biết khóc, biết cười và ngủ lim dim suốt ngày…
A Huỳnh là con của chị Y Đoi (sinh năm 1991) và anh A Điên (1988) người Xê Đăng, ngụ tại làng Kon Srệt, thôn 10, xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Năm lên 4 tháng tuổi, hai anh chị đã đưa A Huỳnh đi khám khi bé bị sốt thì bác sĩ đã cảnh báo bé bị thiếu canxi. Thế nhưng, hai vợ chồng trẻ người Xê Đăng này kiếm ăn từng bữa, lấy đâu ra thuốc thang bồi bổ cho bé, chỉ biết cho con bú sữa mẹ, còn sống sót được hay không là do trời.
Y Đoi bảo: “Chỉ bú sữa mẹ thôi, hết sữa thì cho nó uống nước cơm thêm vào!”. Cũng phải, nhà Y Đoi mỗi năm có đến 3 tháng cơm độn mì còn không đủ để ăn thì làm sao có tiền mà nghĩ đến chuyện mua sữa, thức ăn dinh dưỡng cho con…
Điều kiện ăn uống thiếu thốn khiến căn bệnh của bé ngày càng nặng. Đến nay đã hơn 20 tháng (A Huỳnh sinh tháng 12/2010) nhưng A Huỳnh èo uột như đứa trẻ sơ sinh, chỉ có thể nằm một chỗ, không biết lẫy, chẳng biết bò hay ê a một tiếng…
Ngày chúng tôi đến thăm nhà vợ chồng Y Đoi, A Điên thì hai vợ chồng vừa đưa đứa con lớn là A Khánh (sinh năm 2009) đi bệnh viện Kon Tum khám vì bé bị viêm phổi nặng. Trong căn nhà trống hoác được lắp bằng vài tấm mành nứa mỏng manh, lợp mái tranh chỉ có độc một chiếc giường là tài sản lớn nhất. Vắt vẻo xung quanh là vài bộ quần áo cũ, hai chiếc nồi đen nhẻm và vài cái chai nhựa đựng nước…
A Huỳnh đang được Y Hết, chị gái của Y Đoi địu trên lưng kể: “Thằng bé lớn nhà nó bệnh dữ quá mà không có tiền đi chữa bệnh. Hai vợ chồng nó mới mượn được tiền nên đưa nó đi bệnh viện khám rồi”.
Khi chúng tôi đến bệnh viện Kon Tum thì chỉ gặp Y Đoi vì A Điên đã về nhà (cách bệnh viện khoảng 60km). Y Đoi cho hay: “A Khánh sốt 3 ngày rồi nhưng không đưa đi chữa được. Mình mới mượn được xe máy và 200 ngàn để đổ xăng nên đưa nó đi viện khám. Bác sĩ bảo nó bị viêm phổi nặng nên phải nhập viện, 1 tuần mới về được. Chồng mình phải chạy về để trông thằng nhỏ (A Huỳnh)”.
Tôi buộc miệng hỏi đã mua sắm vật dụng gì để chăm bé trong những ngày nằm viện chưa, Y Đoi ngơ ngác: “Chỉ mượn đủ tiền đổ xăng thôi, mấy cái đó để từ từ…”. Nhìn xung quanh giường bệnh, chúng tôi không thấy gì ngoài chiếc chăn của bệnh viện phát cho bệnh nhân. Mà cũng phải, 200 ngàn thì cũng chỉ đủ đổ xăng chạy đi chạy lại vài vòng từ nhà Y Đoi cho đến bệnh viện mà thôi, làm sao cô dám mua sắm thứ gì nữa…
Tôi lại buộc miệng hỏi: “Đã ăn cơm chưa?” (vì lúc này là 12h30) thì Y Đoi mở to mắt rồi lắc đầu. “Đã đi mua cơm chưa?”… thì Y Đoi cúi gằm mặt ngượng ngùng. Tôi bỗng thấy xót xa… Bác sĩ bảo A Khánh phải nằm viện 4 ngày mà giờ Y Đoi chẳng còn 1 đồng trong túi, rồi tiền ăn cho 2 mẹ con biết lấy đâu ra… Y Đoi ngượng nghịu giải thích: “Chờ tới tối A Điên đem cơm ra…”.
Khi được hỏi sao không đưa bé A Huỳnh đi chữa bệnh đi, nếu để lâu ngày bé thành tật thì phải nằm liệt suốt cả đời,  Y Đoi chỉ biết cúi đầu nói: “Nhà mình làm gì có tiền. Có mượn người ta cũng không cho đâu. Vì mình mượn rồi lấy gì mà trả. Không có tiền đâu mà chữa cho nó!”.
Nhà Y Đoi có 3 miếng rẫy mì và 1 rẫy lúa. Nhưng mì thì chỉ thu được vài chục bao một năm; rẫy lúa năm 2009 đã bị lũ bồi lấp mất, mỗi năm chỉ thu được 1 bao lúa. Thu nhập như thế cũng chỉ đủ cả nhà 4 miệng ăn tằn tiện trong 10 tháng, 2 tháng mưa thì cũng có lúc đói ăn.
Im lặng một lúc rồi Y đoi ngập ngừng bảo: “Bác sĩ nói đưa nó đi Sài Gòn chữa phải ở lâu lắm mới hết. Mà Sài Gòn xa quá, đi xe máy làm sao tới…”.
Nghe ý nghĩ ngây thơ của cô gái trẻ người Xê Đăng mà chua xót. Có lẽ cô nghĩ mượn xe máy đi thì chỉ tốn tiền đổ xăng chứ cô không dám nghĩ đến chuyện đi xe khách về Sài Gòn. Có lẽ cô cũng nghĩ nhiều lắm về việc đưa con đến Sài Gòn chữa bệnh với chi phí thấp nhất. Thế nhưng, càng nghĩ càng quẫn…
Cả hai vợ chồng mới ra riêng thì liên tiếp sinh 2 đứa con nhỏ, lại bệnh tật liên miên nên vất vả làm suốt cả ngày cũng chẳng đủ ăn lấy tiền đâu mà chăm cho con khi ốm đau bệnh tật… Làm sao dám tính đến việc chữa cái chứng bệnh hiểm nghèo mà đồng bào Xê Đăng hay bảo là nó bị làm ma, không nói cười, đi đứng gì được… Nghĩ mà xót xa !
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 750: Anh A Điên hoặc chị Y Đoi, làng Kon Srệt, thôn 10, xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
(Theo Dân trí)

Mẹ bệnh tim nuôi bốn con mồ côi
Chị Nguyễn Thị Thanh (41 tuổi - ngụ tại xã Phước Cát 1, H.Cát Tiên, Lâm Đồng) từ lâu đã mang trong người bệnh tim mãn tính, hở van động mạch chủ 2/4 xơ dày lá vành phải, nhiều lần phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Đau đớn hơn, chồng chị vừa đột ngột ra đi vĩnh viễn sau một cơn đột quỵ. Sức khỏe vốn đã yếu, chị suy sụp hoàn toàn. Chị gần như kiệt sức với nỗi mất mát quá lớn mà chị và 4 đứa con côi cút đang phải gánh chịu. Không nhà không cửa, năm mẹ con phải ở nhà mướn. Thậm chí, hàng bún riêu, kế sinh nhai duy nhất của gia đình, chị cũng phải thuê từ cái nồi, cái tô, cái đĩa đến mấy đôi đũa. Sau khi bố mất, đứa con lớn tên Nguyễn Trà My (sinh năm 1993) phải nghỉ học ở nhà phụ mẹ bán bún và chăm sóc hai em nhỏ (sinh năm 2008 và 2009), để cho cô em kế là Nguyễn Xuân Uyên (sinh năm 1997), 9 năm liền là học sinh giỏi (cấp 1-2) có điều kiện được tiếp tục đến trường. Uyên chính là niềm hy vọng lớn nhất của gia đình.
Vừa lo cho các con có cái ăn, cái mặc, được học hành tử tế, chị  Thanh vừa phải chống chọi với căn bệnh tim mãn tính chỉ bằng những viên thuốc thông thường được phát ở trạm y tế xã. Khi nào nguy kịch lắm chị mới dám lên tuyến huyện để cấp cứu.
Tình cảnh năm mẹ con chị Thanh thật sự bế tắc. Điều chị sợ nhất là lỡ mình cũng ra đi vì bệnh tật thì thật tội nghiệp cho bốn đứa con còn thơ dại. Chị rất mong được những tấm lòng rộng mở, giúp chị vượt qua cơn khốn khó này.
Mọi giúp đỡ xin gửi về TK Báo Thanh Niên số: 102010000116341 - Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 tại TP.HCM. Nội dung ghi: giúp đỡ chị Nguyễn Thị Thanh; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại các tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến chị Thanh trong thời gian sớm nhất.
Báo Thanh Niên



Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.