Một số điểm chú ý khi nuôi Gà Đông Tảo thuần chủng

In
Hiện, nguồn cung cấp con giống Gà Đông Tảo thuần chủng của trang trại gà thuần chủng TâyNguyên24h.com đã đi vào quy trình, đảm bảo con giống được cung cấp đúng gốc Khoái Châu, thuần chủng, khoẻ mạnh và rất dễ phát triển.
Chăn nuôi Gà Đông Tảo thuần chủng giờ hiện đã thành trở thành một hướng đi mới cho nhiều hộ gia đình tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên. Việc gây con giống cung cấp đi cả nước đã mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần phát triển và bảo tồn gien Gà Đông Tảo thuần chủng.
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG GÀ ĐÔNG TẢO HIỆN NAY
Hiện nay một số hộ chăn nuôi phía Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng đã đi trước đón đầu trong việc phát triển giống Gà Đông Tảo thuần chủng, vì vậy việc cung cấp con giống đã trở nên rất cần thiết, con giống cung cấp đi các tỉnh thành đã khiến các hộ gia đình tại Khoái Châu không đủ nguồn cung cấp. Trang trại Gà Đông Tảo thuần chủng TâyNguyên24h.com đã chủ động nghiên cứu kết hợp với các Trại Gà Đông Tảo thuần chủng tại Khoái Châu hình thành nên một hệ thống sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bà con phía Nam. Hiện tại, nguồn cung cấp con giống Gà Đông Tảo thuần chủng của chúng tôi đã đi vào quy trình, đảm bảo con giống được cung cấp đúng gốc Khoái Châu, thuần chủng, khoẻ mạnh và rất dễ phát triển.
Khi nào gà Đông Tảo bắt đầu đẻ?
Chăm sóc Gà Đông Tảo thuần chủng đúng cách thì gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được khoảng 70 quả trứng. Còn nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/năm. Do giống Gà Đông Tảo thuần chủng có thể trọng lớn, khỏe mạnh nên không có gì khó khăn trong việc chăn nuôi.
 


 
 
Để chăm sóc giống gà Đông Tảo thuần chủng, bà con chú ý một số kỹ thuật như sau:

- Chuồng nuôi gà phải đủ ấm, không bị ứ nước, nên xây nền cao hơn mặt đất sau đó đổ trấu, có thể làm cầu tre làm nơi cho gà ngủ. Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau. Không để thức ăn rơi vãi trong chuồng.
- Vệ sinh chuồng trại sạch để tránh bệnh dịch, thay trấu thường xuyên. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng  mỗi tháng 2-3 lần.