Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Tin tức 24h tổng hợp

TIN TỨC 24H

Đại lý cung cấp sỉ & lẻ Mật ong viên nghệ đen, nghệ vàng hỗ trợ chữa trị viêm dạ dày

Email In PDF.
Nghệ đen còn gọi là nga truật, ngải tím, tam nại ... mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, ven suối và nương rẫy đất xốp có độ ẩm. Nghệ đen là vị thuốc được y học phương Đông dùng lâu đời. Theo tài liệu cổ nghệ đen có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu ích, hóa thực. Nó có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chữa đau bụng, trị ho và kinh nguyệt không đều.

Công dụng   
Trong nga truật có từ 1-1,5% tinh dầu; 3,5% chất nhầy, chất nhựa. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu gồm: 48% cesquiterpen ancol, 35% Zingibezen, 9,6% Cinecol, các alpha pipen, D-camphen, D-campho, D-bornecol.
Mật ong nghệ đen viên Ban Mê Thuột được bào chế theo công thức gia truyền gồm mật ong trộn với tinh bột nghệ đen, nước gừng tươi, bột phấn hoa và tinh bột quế nhằm tăng tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Thực tế cho thấy, các bệnh nhân có chẩn đoán đau, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh lý đại tràng mãn thể táo, rối loạn tiêu hóa, nhất là rối loạn tiêu hóa sau khi dùng bia- rượu, dùng viên mật ong nghệ đen uống rất tốt.

Cách dùng   
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-10 viên: sáng, trưa, tối trước mỗi bữa ăn.
Có bệnh nhân đã dùng bột nga truật – mật ong uống kèm 1-2 viên Tetracyclin 500mg để điều trị việm loát dạ dày thành tá tràng, sau đó chụp X.quang dạ dày, tá tràng không thấy có ổ đọng thuốc
Khác   
Quy cách đóng gói: Mật ong nghệ đen được đóng trong lọ thủy tinh trong suốt 120g và 250g, sau đó đóng vào thùng catton 24 lọ/thùng.


CÁC LOẠI SẢN PHẨM:

- Loại lọ thủy tinh NGHỆ ĐEN viên mật ong (230 gr)

-Loại lọ thủy tinh NGHỆ VÀNG viên mật ong (230 gr)

-Loại NGHỆ ĐEN viên mật ong hút chân không (200 gr)

-Loại NGHỆ VÀNG viên mật ong hút chân không (200 gr)

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Số 3/1A Giải Phóng - Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Điện thoại: 0262.3601954 - Beeline: 099.562.7.562 gặp Anh Công Luận
Nick yahoo: luandaktra
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. , hoặc Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Website: www.taynguyen24h.com.vn - www.muagicungco.com.vn



Bài thuốc đông y  

MỘT BẠN ĐỌC HỎI:

- Tôi bị đau dạ dày do vi khuẩn HP, điều trị từ năm 2004 đến nay, một năm tái khám một lần theo lời dặn của bác sĩ. Đến 2009 tôi ngưng thuốc mà chuyển qua uống nghệ đen trộn với mật ong rừng.
Xin hỏi hai thứ này có trị hết bệnh dạ dày không, có hết vi khuẩn HP không? Tôi muốn có con thì con tôi có bị nhiễm vi khuẩn HP hay bị bệnh dạ dày như tôi không?


Trả lời:

- Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) chỉ sống trong dạ dày người và cũng là vi sinh vật duy nhất có thể sống trong môi trường acid. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã nhất trí xem HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Vì vậy bạn cũng không nên xem thường. Điều trị bệnh đau dạ dày vẫn là dùng thuốc làm giảm tiết dịch vị phối hợp kháng sinh để tiêu diệt HP. Hiện nay bạn đã ngưng dùng thuốc nhưng không nêu rõ đã hết nhiễm HP chưa.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen còn gọi là nga truật (Curcuma zedoaria, họ Zingiberaceae) hay ngải xanh, ngải tím, nghệ tím. Thân rễ có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa nước chua, kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng kinh, ngày dùng 3-6 gam (tẩm giấm sao vàng) dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Kinh nghiệm dân gian còn dùng nghệ đen tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét dạ dày cũng hiệu quả như dùng nghệ vàng.

Trong mật ong có tới 75% là đường fructo và gluco, nhiều khoáng chất như sắt, phốtpho, lưu huỳnh, manhê, canxi, đồng, kẽm... và vitamin nhóm B với hàm lượng rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một số loại mật ong không chỉ rất ngon mà còn có tính kháng khuẩn tốt, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh, đặc biệt trong việc chữa lành nhanh các vết loét do nhiễm trùng và những vết thương nông trên da. Mật ong còn làm giảm độ acid của dịch vị nên những bài thuốc đông y chữa bệnh đau dạ dày thường có mật ong.

Bạn có thể uống mật ong chữa viêm loét dạ dày với liều ba muỗng cà phê một lần, ngày ba lần, uống trước bữa ăn. Điều quan trọng là bạn hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm sớm, không nên để bệnh tái phát làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn.

Sau khi đã uống hết thuốc nên đi khám lại để chắc chắn đã khỏi bệnh. Con bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả, đừng lo, nhưng bản thân bạn cần có một sức khỏe tốt trước khi mang thai. Chúc bạn thành công.

                                                                                            Theo DS LÊ KIM PHỤNG (Tuoitre online)
 
Tư vấn sức khỏe: Nghệ đen không thể thế nghệ vàng

Hỏi: Tôi bị bệnh dạ dày đã lâu, chữa thuốc tây không hết hẳn, nay có người khuyên dùng nghệ đen kết hợp mật ong rất tốt cho dạ dày. Nhưng tôi đi siêu thị lại thấy bày bán các hũ nghệ vàng chữa dạ dày. Như vậy giữa nghệ đen và nghệ vàng, loại nào chữa dạ dày tốt hơn? Tấn Hưng (TP.HCM)


- Trả lời:

Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.

Nghệ vàng, Curcuma longa, họ gừng, từ lâu được người dân dùng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu...

Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen thường được dùng để chữa:

- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.

- Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.

- Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.

- Chữa các vết thâm tím trên da.

Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.

Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.

                                                                                             DS LÊ KIM PHỤNG (ĐH Y dược TP.HCM)
 
 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 11 2017 08:38

Tuyệt chiêu thương lượng lương trong phỏng vấn

Email In PDF.

Một công việc yêu thích cộng với mức lương lý tưởng là điều mà bất kỳ ai khi đi xin việc cũng ao ước. Nhưng phải làm thế nào để có thể nói rõ với nhà tuyển dụng về mức lương mà bạn mong muốn. Careerlink xin chia sẻ cùng bạn những bí quyết thương lượng lương khi phỏng vấn xin việc.

 1. Lương bổng sẽ thương lượng sau

Lương bổng luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên khi bạn nộp hồ sơ xin việc ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng đó không phải lý do để vội vàng đề cập đến khi bạn được mời phỏng vấn. Thay vào đó bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực thất sự của bạn. Khi đó việc thõa thuận lương sẽ dễ dàng và nhà tuyển dụng cũng sẽ không đánh giá bạn là người chỉ biết tới lợi ích cả nhân.

 2. Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương tương ứng

Bạn muốn thõa thuận thành công mức lương thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ về công việc chứng tỏ bạn là người quan tâm đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng sẽ là lợi thế khi đề cập đến mức lương bạn mong muốn.

 Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo về mức lương để chắc chắn rằng bạn sẽ không đưa ra mức lương quá thấp hay quá cao so với vị trí công việc ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về mức lương bằng cách hỏi người thân, bạn bè hoặc liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ.

 3. Hãy để nhà tuyển dụng nói về mức lương trước

Mặc dù mức lương là vấn đề bạn vô cùng quan tâm khi đi xin việc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trong cuộc phỏng vấn bạn vội đề cập đến mức lương khi cuộc phỏng vấn chưa kết thúc. Thay vì bạn là người đặt câu hỏi, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó.

Nếu bạn đặt câu hỏi về mức lương trước, có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đánh giá quá cao bản thân trước khi thuyết phục được họ cần bạn.

 4. Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn

Khi phỏng vấn ứng viên nhà tuyển dụng đã chuẩn bị trước mức lương sẽ thương lượng với bạn. Và đó có thể cũng là mức lương mà họ đã trả cho nhân viên làm việc ở vị trí bạn ứng tuyển. Vì vậy, khi được hỏi về mức lương bạn đừng nội vàng đưa ra một mức lương cụ thể. Tốt nhất bạn nên đá quả bóng đó về phía nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi như:Tôi muốn mức lương giống như những nhân viên có cùng trình độ với tôi Hoặc bạn có thể nói: Tôi đã nghĩ mức lương này trong khoảng…

 Và để tránh mắc phải sai lầm khi thương lượng lương, tốt nhất bạn nên tìm hiểu mức lương dao động trước khi đưa ra mức lương mong muốn. Nếu không bạn có thể bị trả lương thấp hơn so với vị trí công việc hoặc nếu mức lương quá cao nhà tuyển dụng cũng sẽ không đồng ý và điều đó có thể khiến bạn không được chọn.

 

5. Thẳng thắn khi thương lượng lương

Vấn đề lương thưởng trong phỏng vấn là vấn đề vô cùng quan trọng vì vậy khi được nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn hay yêu cầu về mức lương thì bạn đừng ngần ngại. Đừng nói theo kiểu: “đây là công việc tôi yêu thích hay điều quan trọng nhất đối với tôi là được học hỏi và rèn luyện kinh nghiệm. Còn chuyện lương bổng chỉ là thứ yếu”.

 Những câu trả lời như vậy có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không có năng lực hoặc không tự tin trong công việc. tệ hại hơn họ có thể cho rằng bạn đang nói dối. Khi đó không chỉ bị mất đi cơ hội thương lượng mức lương mong muốn mà có thể bạn sẽ không được nhà tuyển dụng chọn. Nếu chính nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề đó, hãy cho họ biết bạn rất sẵn lòng thảo luận về lương bảo sau khi bạn tìm hiểu kỹ về công việc.

 6. Cẩn thận khi nói về mức lương cũ

Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ và công việc hiện tại bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể ở vị trí mới này mức lương của bạn được trả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cũ. Do đó câu trả lời thành thật của bạn có thể sẽ là một điểm quan trọng để nhà tuyển dụng trả lương cho bạn ở công việc mới.

 Diane Barowsky- một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng khuyên các ứng viên: “Những gì tôi đang làm không quan trong, quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao”. Ông cũng giải thích thêm: Nếu mức lương của bạn đang ở cấp thấp, thì việc nói thật sẽ chống lại quá trình đàm phán lương của bạn.

 Mức lương là yếu tố quan trọng phản ánh năng lực làm việc của bạn. Tuy nhiên đó là vấn đề rất dễ đưa cuộc phỏng vấn vào bế tắc. Vì vậy, thay vì đề cập đến mức lương, bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng cần bạn. Khi đó, người đưa ra mức lương để đàm phán sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải là bạn.

Nguồn: Internet

 

Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì

Email In PDF.

Trong quy trình tuyển dụng hiện nay, phỏng vấn qua điện thoại đã trở nên quen thuộc đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Đây là bước giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ được về ứng viên và sàng lọc được những ứng viên phù hợp nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp.

Vậy những ứng viên khi được mời phỏng vấn qua điện thoại cần phải chuẩn bị những gì để giành được cơ hội vào vòng trong. Careerlink xin chia sẻ cùng bạn những tuyệt chiêu trả lời phỏng vấn qua điện thoại đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời cũng giúp cho nhà tuyển dụng chọn ra được những ứng viên sáng giá nhất cho cuộc phỏng vấn trực tiếp.

 Những việc nhà tuyển dụng nên làm

Thông qua điện thoại, người phỏng vấn có thể kiểm tra được ứng viên sẵn sàng với việc phỏng vấn như thế nào? Đồng thời phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp nhà tuyển dụng rút ngắn được thời gian và lựa chọn được những ứng viên tốt nhất cho cuộc phỏng vấn trực tiếp. Để tìm được những ứng viên như vậy, người tuyển dụng cần phải:

 1. Cần xem kỹ hồ sơ xin việc của ứng viên để biết được ứng viên của mình là người thế nào: Học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng… sau đó lập danh sách những câu hỏi cần thiết sẽ hỏi ứng viên. Danh sách những câu hỏi sẽ giúp cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy và hạn chế được thời gian chết trong cuộc phỏng vấn. Điều mà cả người tuyển dụng và ứng viên đều không muốn.

 2. Sắp xếp các thông tin cần thiết, những điểm chính và những yêu cầu của công ty về công việc.

Sự chuẩn bị này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng chủ động khi các ứng viên muốn hiểu rõ hơn về công việc và quy trình tuyển dụng của công ty.

 3. Nên gọi cho ứng viên đúng giờ đã hẹn. Điều đó thể hiện bạn tôn trọng ứng viên và là người làm việc có nguyên tắc. Trong khi phỏng vấn bạn cần đặt hồ sơ xin việc của ứng viên trước mặt, để đảm bảo rằng bạn đang hỏi đúng người và bạn có thể hỏi kỹ hơn những thông tin về ứng viên.

 4. Trong khi phỏng vấn qua điện thoại bạn nên đặt những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để ứng viên có thể trả lời nhanh. Nếu nhận thấy ứng viên có năng lực thì bạn có thể đặt thêm những câu hỏi khác để biết rõ hơn về ứng viên. Tiếp đó hãy sắp xếp cuộc hẹn trực tiếp tiếp theo với ứng viên nếu thấy ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển.

 Ứng viên cần làm gì?

Phỏng vấn qua điện thoại là cách để nhà tuyển dụng chọn ra những ứng viên phù hợp nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp. Cơ hội để được mời đến cuộc phỏng vấn trực tiếp có đến với bạn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn. Vậy khi nhận được thông báo sẽ được phỏng vấn qua điện thoại thì bạn sẽ làm gì?

 1. Thực tập phỏng vấn

Bạn đừng xem nhẹ phỏng vấn qua điện thoại. Nếu không chuẩn bị tốt, bạn sẽ bị loại và cơ hội dành cho những ứng viên khác. Vì vậy, hãy xem phỏng vấn qua điện thoại cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, bạn nên thực tập trước bằng cách: hãy tự đặt ra những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi và nhờ ai đó làm người phỏng vấn và bạn trả lời những câu hỏi. Sau đó nhờ họ nhận xét về cách trả lời, giọng nói, âm lượng, tốc độ khi bạn nói xem đã được lưu loát chưa. Đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá một ứng viên.

 2. Nếu được hãy chọn thời gian phỏng vấn thích hợp nhất cho mình

Nếu nhà tuyển dụng cho bạn được lựa chọn thời gian phỏng vấn thì bạn hãy chọn ra cho mình thời gian phù hợp nhất trong ngày. Đó là khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để trả lời những câu hỏi để đảm bảo rằng những câu trả lời của bạn là tốt nhất.

 3. Chọn không gian yên tĩnh

Đừng chọn những nơi ồn ào để phỏng vấn. Những tiếng nói chuyện xung quanh, tiếng ồn của xe cộ… sẽ làm giảm hiệu quả của cuộc phỏng vấn. Hãy chọn một căn phòng yên tỉnh, một cái bàn, một cái ghế, giấy và bút để sẵn sàng ghi chép lại những câu hỏi của nhà tuyển dụng hoặc những điều mà bạn chưa hiểu rõ để cuối cuộc phỏng vấn có thể hỏi lại người phỏng vấn.

 4. Chủ động xưng hô tự tin

Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn hãy chủ động giới thiệu về bản thân. Đây là cách bạn đang nhắc lại cho nhà tuyển dụng biết thông tin về bạn, thêm vào đó bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn xưng hô với họ như thế nào cho đúng. Điều này sẽ giúp cho cả bạn và nhà tuyển dụng dễ xưng hô và tạo sự mở đầu cho cuộc phỏng vấn được suôn sẻ.

 5. Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng

Mặc dù sẽ không có nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Nhưng bạn hãy tận dụng cơ hội này để biết rõ hơn về công việc mà bạn ứng tuyển, đó cũng là cách làm cho nhà tuyển dụng tin bạn rất quan tâm tới công việc mà họ đang tuyển dụng.

 6. Nên đi lại trong cuộc phỏng vấn và tránh ăn uống bất kỳ thứ gì

Vì phỏng vấn qua điện thoại nên nhà tuyển dụng sẽ không thể nhìn thấy được thái độ, biểu hiện của bạn. Vì vậy, khi trả lời phỏng vấn bạn hãy khiến cho nhà tuyển biết được rằng bạn là một người lịch sự, tôn trọng nhà tuyển dụng và vị trí ứng tuyển.

Việc đi lại trong khi phỏng vấn sẽ giúp cho bạn thấy thoải mái và chủ động hơn là bạn ngồi yên một chỗ nói chuyện. Việc đó có thể cho bạn những câu trả lời hay và sáng tạo.

Trong khi phỏng vấn nếu bạn uống nước, nhai kẹo hay ăn bất kỳ thứ gì có thể khiến cho câu trả lời của bạn bị ngắt quảng, không rõ ràng. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về cuộc phỏng vấn.

7. Luôn đặt hồ sơ trước mặt

Đừng nghĩ rằng bạn đã nhớ tất cả những gì mình đã viết trong đơn xin việc. Bởi trong khi phỏng vấn có thể bạn sẽ quên đi một số chi tiết nào đó. Vì vậy, để chắc chắn bạn hãy luôn có bản photo hồ sơ đã nộp cho nhà tuyển dụng ở trên tay. Bởi nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lại những thông tin bạn ghi trong hồ sơ. Ví dụ như: “Tôi thấy trong hồ sơ bạn ghi là có 3 năm kinh nghiệm làm kế toán, vậy bạn có thể tóm tắt lại công việc mà bạn đã làm trong thời gian đó không?”.

Với những dạng câu hỏi như thế này, bạn đừng chủ quan và cho là dễ. Có thể bạn sẽ không nhớ hết được bạn đã làm những gì và đã viết những gì vào hồ sơ xin viêc. Vậy nếu lúc này có hồ sơ xin việc trên tay thì không có gì là khó khăn.

 8. Tránh nói quá nhiều, hắt hơi hay ho

Mặc dù thời gian nhà tuyển dụng dành cho bạn không nhiều, nhưng đó không phải là lý do bạn phải nói thật nhiều khi được hỏi. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng lúc này chỉ để xác định lại thông tin và thăm dò về thái độ của bạn đối với công việc. Vì vậy hãy trả lời những câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm.

Một điều bạn nên tránh nữa là không nên ho hay hắt hơi trong khi phỏng vấn. Nếu bạn ho hay hắt hơi sẽ khiến cho cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, điều này có thể khiến cho nhà tuyển dụng không hài lòng, đánh giá thấp về thái độ, phép lịch sự của bạn.

 9. Không tỏ ra hoảng hốt

Khi gặp một câu hỏi khó bạn hãy bình tĩnh và xin nhà tuyển dụng cho ít phút để suy nghĩ chứ không nên tỏ ra hốt hoảng. Bởi khi bạn lo lắng một điều gì thì lời nói và hơi thở sẽ tố cáo bạn và lúc đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra. Đừng để người phỏng vấn biết được những điểm yếu nếu bạn được mời phỏng vấn qua điện thoại.

Bạn có được mời phỏng vấn trực tiếp hay không tất cả do bạn quyết định. Vì vậy, đừng để cuộc phỏng vấn qua điện thoại trôi qua một cách vô ích. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên xuất sắc nhất dù họ chưa được gặp bạn trực tiếp.

 Chúc bạn thành công!

Cách viết sơ yếu lý lịch ( Tóm tắt 3 điểm chính )

Email In PDF.
Con đường tìm kiếm việc làm của bạn thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn trước đó. Bản sơ yếu lý lịch chính là viên gạch đặt nền móng cho quá trình tìm việc nên nó cần phải được chú trọng và hoàn thiện. Giai đoạn chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng là tiếp điểm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng, cho nên, hãy viết một bản sơ yếu lý lịch khiến cho nhà tuyển dụng khi đọc cảm thấy rằng bạn là một trong những ứng cử viên sáng giá và họ cần phải gặp được bạn.

Hãy viết một cách rõ ràng các mục nhà tuyển dụng yêu cầu
Thử thách đầu tiên trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn chính là làm sao để vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ. Nếu bạn không thể làm cho nhà tuyển dụng trở nên chú ý khi đọc Sơ yếu lý lịch của bạn thì đừng mong bạn sẽ được mời đi phỏng vấn.
Điều quan trọng nhất là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân và làm thế nào để bạn trở thành người tỏa sáng trong hàng chục, hàng trăm đối thủ khác?
Sau đây là 3 yếu tố cần đạt được để có thể giúp bạn tạo ra một bản sơ yếu lý lịch thành công:

1. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” dễ nhìn
Một yêu cầu không mới nhưng chưa bao giờ cũ và luôn đúng với mọi môi trường đó là làm nổi bật sơ yếu lý lịch của bạn với những nội dung và hình thức “bắt mắt”. Như một phản xạ vật lý tự nhiên, ban tuyển dụng thường bị thu hút bởi những bản sơ yếu lý lịch gọn gàng và trình bày khoa học.

Hồ sơ của bạn sẽ bị lẫn trong hàng chục thậm chí là hàng trăm hồ sơ xin việc khác. Vì vậy, ban tuyển dụng sẽ không thể đọc hết tất cả các hồ sơ một cách chi tiết ngoại trừ những bản sơ yếu thực sự nổi bật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù trong lý lịch của mình, bạn có viết những điều tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa mà trông rất khó coi thì việc nhà tuyển dụng bỏ qua hồ sơ của bạn để dời đến một bản Sơ yếu lý lịch khác là một điều dễ hiểu. Để điều này không xảy ra, đầu tiên, bạn hãy cố gắng viết một bản sơ yếu lý lịch thật dễ nhìn: Minh bạch với bố cục rõ ràng và lô gích; Nhất quán – dùng phông và kiểu chữ thống nhất.

Bạn hãy sắp xếp các tiêu mục một cách khoa học, làm nổi bật các điểm mạnh với độ dài vừa phải, tránh cảm giác “ngại” đọc thường xảy ra với các nhà tuyển dụng.

2. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” dễ hiểu
Điều gì có thể giúp bạn không bị từ chối ở vòng sơ tuyển hồ sơ khi nhà tuyển dụng thường chỉ xem lướt qua bản sơ yếu lý lịch chỉ trong vòng 10-15 giây? Lúc này, một bản sơ yếu ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu đối với nhà tuyển dụng sẽ phần nào quyết định được.

Quan trọng là bạn có thể tính trước được những nội dung trong CV có thể khiến nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy băn khoăn, thắc mắc khi đọc tới hay không và hãy viết luôn câu trả lời cho những nghi vấn đó. Có một vấn đề mà bạn cần phải chú ý đó là đừng “quá tin tưởng” vào nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng nắm rõ tất cả những khái niệm hay vấn đề liên quan đến nội dung công việc trước đây của bạn. Đã có rất nhiều người trong số những người ứng tuyển cho rằng chỉ cần viết tên công ty hoặc tên bộ phận mình đã từng làm việc thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu nội dung công việc cũng như hiệu suất làm việc của mình. Bạn hãy vứt bỏ đi suy nghĩ rằng “Chỉ cần viết tóm tắt thôi thì nhà tuyển dụng cũng sẽ vẫn hiểu được”

Khi bạn ứng tuyển vào một công ty có lĩnh vực kinh doanh khác với các công ty mà bạn đã từng làm thì trong sơ yếu lý lịch nên hạn chế việc sử dụng những từ ngữ chuyên ngành. Nếu như bắt buộc phải viết như vậy, thì hãy cố gắng viết kèm theo những chú giải, để bất cứ ai khi đọc cũng đều có thể hiểu.

Khi bạn muốn đưa ra những thành tích mà bản thân đã đạt được trong công việc trước kia như thành tích cải thiện doanh thu hay chi phí, hãy cố gắng đưa ra những con số cụ thể. Và để có thể truyền đạt được giá trị của những con số đó, bạn hãy đưa ra thêm những thông tin như ở công ty trước kia, doanh số của bạn đứng thứ mấy hoặc so với những năm trước đó đã tăng lên như thế nào. Làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thực lực của bạn một cách chính xác hơn.

3. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” phù hợp với vị trí ứng tuyển và phù hợp với nhà tuyển dụng.
Trọng điểm thứ 3 để có thể viết một bản lý lịch có hiệu quả đó là việc tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng và viết một bản Sơ yếu lý lịch phù hợp nhất với nhà tuyển dụng đó. Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là phải tìm hiểu xem họ cần gì và họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.

Bạn nên chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch bạn gửi đều phải tùy biến theo vị trí và yêu cầu của công ty. Đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như nhà tuyển dụng làm về lĩnh vực dịch vụ nhưng trong bản “Sơ yếu lý lịch” lại viết “Muốn làm việc trong lĩnh vực sản xuất”, trường hợp khác, vị trí ứng tuyển là nhân viên kinh doanh nhưng trong bản lý lịch lại viết “Muốn làm công việc liên quan đến nhân sự”. Những bản lý lịch như thế này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đã không thực sự tìm hiểu về công ty và chỉ dùng cùng một bản lý lịch để gửi cho rất nhiều công ty khác nhau.

Đầu tiên, bạn hãy xác định xem mình muốn làm công việc gì và tại một doanh nghiệp như thế nào. Tiếp đó, hãy nêu lên lý do tại sao bản thân bạn lại ứng tuyển vào doanh nghiệp đó.

Nói một cách cụ thể, từ kinh nghiệm của bản thân, bạn hãy xác định những điều mà nhà tuyển dụng đang mong đợi ở bạn và có thể sẽ thấy hứng thú khi đọc, những điểm này có thể giải thích vì sao kinh nghiệm của bản thân bạn lại phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hãy trình bày kỹ và làm rõ về nó hơn so với những điểm khác.

Nếu muốn hồ sơ của bạn được chọn thì bạn nên trình bày chính những thông tin mà đối phương đang muốn biết. Rất nhiều ứng viên bị rơi vào tình trạng toàn viết ra nguyện vọng của mình mà không nhận ra rằng, điều mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là: kinh nghiệm và sở trường (khả năng) của bạn là gì và bạn sẽ phát huy nó trong công việc như thế nào?

Trong đó, để có thể truyền đạt những thông tin về bạn đến nhà tuyển dụng, bạn cần phải đặc biệt làm rõ những sở trường chính của bạn, những kinh nghiệm làm việc một cách tóm tắt và chi tiết. Cùng với thành tích của mình, bạn cũng nên chia sẻ thêm về nguyện vọng cũng như cách thức để phát huy những kinh nghiệm đó như thế nào.

Bằng cách tìm hiểu, ý thức được về nhà tuyển dụng và viết một bản “Sơ yếu lý lịch” thực sự phù hợp, bạn sẽ có thể để lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng và cơ hội được mời đi phỏng vấn của bạn là rất cao.
Nguồn: Internet


Trang 5 trong tổng số 11

Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.